Làm cha mẹ

Sau khi sinh bao lâu thì được tắm gội?

Việc kiêng kỵ tắm gội sau khi sinh là quan niệm hết sức sai lầm. Tắm rửa sau khi đẻ làm cho tinh thần sảng khoái, da dẻ trở nên tươi sáng.

Tắm gội sau khi sinh

Sau khi sinh bao lâu thì được tắm sẽ quyết định tùy theo thể trạng sức khỏe cũng như diễn tiến ca sinh (sinh thường hay sinh mổ).

Sinh đẻ không phải là bệnh lý mà là một quá trình sinh lý bình thường. Nhiều người thấy sản phụ ra nhiều mồ hôi thì nghĩ rằng cơ thể ốm yếu, thực ra là không phải vậy. Việc tiết mồ hôi là nhằm bài tiết dịch dư thừa trong cơ thể ra ngoài.

Sau khi sinh, cơ thể của người mẹ yếu hơn nên giảm khả năng đề kháng. Mồ hôi và các dịch tiết ra ngoài gây mùi khó chịu, cơ thể nhớp nháp. Nếu không được vệ sinh kịp thời thì đây là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn gây bệnh sinh sôi, có thể dẫn tới viêm nhiễm vùng vú, âm đạo, nhiễm trùng tử cung…

Nếu để vi khuẩn xâm nhập sâu hơn, có thể dẫn tới chứng bại huyết sốt cao, lạnh run, nổi mẩn da.

Tắm gội bằng vòi hoa sen sau khi sinh nở

Tắm gội bằng vòi hoa sen sau khi sinh nở

Do vậy, tắm rửa, vệ sinh cơ thể là hoạt động không thể thiếu sau khi sinh. Tuy nhiên, khi tắm, cần chú ý những vấn đề sau:

– Thời gian tắm sau khi sinh: Tùy theo cơ địa của từng người. Mùa hè thường là 3 ngày sau khi sinh, mùa đông 1 tuần sau khi sinh.

– Cách tắm: Sản phụ nên tắm vòi hoa sen, không nên dùng chậu thau để tránh nước bẩn chảy vào đường sinh dục.

Nếu là người sinh mổ hoặc phải mổ âm đạo thì nên đợi đến khi phục hồi thể lực, vết thương lành miệng thì có thể tắm voi hoa sen, trước đó nên lau mình.

– Nhiệt độ trong phòng tắm và nhiệt độ nước: Chú ý nguyên tắc “đông tránh hàn, hè tránh nắng, xuân thu tránh giá”. Nhiệt độ trong phòng tắm không quá thấp, mùa đông nhiệt độ 36 – 38 độ C là tốt nhất.

Mùa hè nên để nhiệt độ tương đương với thân nhiệt (khoảng 37 độ C) chứ không nên tắm nước mát, sẽ dẫn tới mắc các bệnh như kinh nguyệt không đều, đau mình mẩy.

Mùa đông nên để nhiệt độ nước cao hơn, khoảng 45 độ C, nhưng không được quá nóng, hơn nước sẽ tích tụ nhiều trong phòng dễ xuất hiện các triệu chứng thiếu ô xy dẫn đến váng đầu, buồn nôn, đứng không vững.

– Khi tắm nên tráng để mồ hôi đầm đìa: Ra quá nhiều mồ hôi thì tổn thương dễ dẫn tới váng đầu, chóng mặt.

– Không nên tắm khi đói hoặc khi mới ăn no. Tắm xong nên ăn chút gì để bổ sung lượng khí huyết bị hao.

– Sau khi tắm xong: Nên lau khô người ngay, đầu tóc phải quấn gọn, không để cho phần đầu bị nhiễm lạnh, vì đầu lạnh sẽ dẫn tới chứng đau đầu. Sau khi tắm xong cần phải mặc quần áo đủ ấm, tránh những nơi có gió.

Bài thuốc tắm cho sản phụ mới sinh:

– Phòng phong: 50g

– GỪng tươi đập dập: 50g

Nấu sôi cùng nước sạch, pha với nước sạch để tắm.

Cách tắm: Rửa sạch bụi trên người bằng nước sạch, sau đó dùng nước này xoa khắp người, nếu da có mụn nhọn nên nhâm một lát rồi hãy tắm, tắm xong lau khô là được. Tuyệt đối không tắm lại bằng nước nữa.

Công dụng: Thông mạch máu, làm ấm da thịt, đề phòng phong hàn, khử phòng trừ ẩm rất có lợi cho người đau khớp, phong hàn.

Nên tắm thường xuyên bằng bài thuốc này.

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Check Also
Close
Back to top button