Sức khỏe

Cách chữa bong gân cổ tay, cổ chân nhanh nhất

Bị bong gân cổ tay, cổ chân phải làm sao, cách chữa thế nào được giải đáp trong bài viết này.

Bong gân là một dạng chấn thương dễ xảy ra trong quá trình đi lại, hoạt động thể dụng thể thao hay làm việc.

Bong gân

Bong gân

Dấu hiệu của bong gân:

Bong gân nghĩa là bong các tổ chức bám quanh khớp sau một chấn động quá mức. Biểu hiện đau khi cử động, sưng nề, không đi lại được hoặc hạn chế đi lại (nếu bong nhẹ).

Xử trí khi bị bong gân

Theo ThS. Vũ Thị Tuyết Mai – Bộ Y tế, khi bị bong gân, việc xử lý tại chỗ là quan trọng nhất. Nếu không có xây xát ngoài da thì có thể đắp nước đá hoặc nước lạnh, kê khớp bong càng cao càng tốt.

Nếu bị bong gân nhẹ (độ 1) thì để khớp nghỉ ngơi vài ngày là khỏi. Còn bị nặng hơn (độ 2, 3) thì cần xử trí để dây chằng bị rách liền lại, nếu không sẽ bị di chứng suốt đời.

Điều trị bong gân theo Đông y:

Sau khi bị bong gân, phải dùng kẹp bất động, hoặc dùng băng cố định sau đó dùng các thuốc sau:

Thuốc đắp ngoài: các lá sau

Lá Chìa vôi

Lá Đau xương

Lá Thầu dầu tía

Lá Náng hoa trắng

Lá Bạc thau

Lá Cúc tần

Lá Ngải cứu

Cách làm: dùng 1-3 vị rửa sạch, giã nát trộn với dấm hoặc rượu, sao nóng đắp vào chỗ chấn thương. Khi nào khô lại thay miếng khác. Nên dùng phối hợp 3 vị với nhau sẽ tốt hơn 1 vị đơn độc.

Thuốc uống trong khi bị bong gân

Bài 1:

Nghệ vàng 2 củ (thái mỏng sao rượu)

Cỏ n­ước 12g (thái mỏng sao rượu)

Vỏ cây gạo 16g bỏ vỏ ngoài thái mỏng sao rượu.

Cây lá lốt 16g sao vàng cho vào xoong sắc còn 1 bát

Chia 2 lần uống trong ngày.

Bài 2: Tua rễ si 50g (nếu không có tua thay thế bằng cành si 60g) chặt từng khúc 3cm. Sao vàng, sắc đặc còn 1 bát. Cho bệnh nhân uống. Nên pha thêm 1 chén rượu khi uống càng hay.

Bấm huyệt chữa bong gân

Cách chữa: Lấy huyệt chỗ đau là chính.

Châm bằng hào kim, dùng tả pháp, không lưu kim.

Bị đã lâu ngày thì lưu kim, cứu thêm hoặc ôn châm.

Nếu không đỡ thì châm bên đối diện tương ứng với vùng đau (như bong gân cổ tay phải, châm ở cổ tay trái).

Ngoài ra khi mới bong gân, có thể châm điểm nặn máu. Bong gân các khớp ở bàn tay, chân, trước hết lấy tỉnh huyệt trên đường kinh liên quan, chích nặn máu, sau đó mới châm các huyệt khác.

Ngón tay cái bong gân trước hết chích nặn máu ở các huyệt Thiếu thương, Thương dương, rồi lại châm Ngoại quan.

Lưng bong gân, trước hết châm Nhân trung, Thừa tương nặn máu, saun đó mới châm huyệt vị chỗ đau.

Thường lấy các huyệt: A thị huyệt tại chỗ đau và các huyệt vị gần khớp, dùng hào kim để châm, lưu kim 10 phút hết cảm giác tê tức mới rút kim.

Các huyệt lân cận khớp là:

  • Khu vai: Kiên ngung.
  • Khu khuỷu tay: Khúc trì, Tiểu hải.
  • Cổ tay: Hợp cốc, Ngoại quan.
  • Lưng: Thận du, Uỷ trung.
  • Hông: Hoàn khiêu, Thừa phù.
  • Đầu gối: Tất nhỡn, Dương lăng tuyền.
  • Mắt cá: Giải khê, Côn lôn.

Giảng nghĩa của phương: Lấy huyệt chữa bong gân thường căn cứ vào các nguyên tắc lấy huyệt lân cận nơi đau để lưu khí huyết, thông kinh mạch, làm cho tổ chức bị thương được khôi phục bình thường. Nhưng với các bệnh khá nặng cần sử dụng cách lấy huyệt theo đường kinh gần và lấy huyệt từ xa cùng phối hợp.

Phương huyệt kinh nghiệm đạt hiệu quả cao

Châm một huyệt tại chỗ và ôn châm Túc lâm khấp, tiêu sưng giảm đau rất nhanh.

Nguồn: Bộ Y tế

Xem thêm: Bị bong gân bao lâu thì khỏi, cần lưu ý những gì?

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button