Sức khỏe

Bệnh ung thư vú có chữa khỏi không, sống được bao lâu?

Bệnh ung thư vú có chữa được không, khi bị ung thư vú giai đoạn đầu, giai đoạn 2, giai đoạn 3, giai đoạn 4 sống được bao lâu. Cách điều trị bệnh ung thư vú hiệu quả…

Ung thư vú là gì?

Ung thư vú là loại ung thư gây tử vong nhiều nhất ở phụ nữ. Hội ung thư Mỹ ước tính Ung thư vú chiếm 32% toàn bộ ung thư mới và 18% số tử vong do ung thư ở phụ nữ. Tỷ lệ bị Ung thư vú hàng năm ở Hoa Kỳ tăng lên rất mạnh theo tuổi.

Tại Việt Nam hiện vẫn chưa có số liệu thống kê đầy đủ, nhưng ung thư vú đang trở thành loại ung thư đứng hàng đầu trong các loại ung thư ở phụ nữ.

Ung thư vú

Ung thư vú

Nguyên nhân ung thư vú

Ung thư vú có thể do các nguyên nhân sau đây:

– Đột biến gen: yếu tố gây đột biến gen có thể là các tia phóng xạ hay virus.

– Di truyền: Khoảng 18% ung thư vú có yếu tố di truyền nhưng chỉ khoảng 5% là thực sự có yếu tố gia đình. Trong những gia đình này, nguy cơ bị ung thư vú cả đời ở nữ ít nhất là 50%.

– Chế độ ăn và Hormon:

Chế độ ăn nhiều mỡ và đường có tỷ lệ bị ung thư vú cao hơn chế độ ăn ít đường và mỡ, đặc biệt là đối với lứa tuổi trẻ.

Một số loại Hormon như: Prolactin, Estrogen, Progestin (thường có trong các thuốc tránh thai) khi dùng lâu dài có thể làm tăng nguy cơ ung thư vú ở những phụ nữ trẻ.

Các yếu tố nguy cơ của ung thư vú

Các yếu tố nguy cơ cao (làm tăng khả năng bị bệnh hơn 3 lần): Tuổi trên 40, đã bị ung thư trước đây ở một bên vú, ung thư vú gia đình, tăng sản tuyến vú không điển hình, không có con, có thai lần đầu muộn (sau 31 tuổi)…

Các yếu tố nguy cơ trung bình (tăng khả năng bị bệnh 1,2 – 1,5 lần): Bắt đầu có kinh nguyệt sớm, mất kinh muộn, uống nhiều Estrogen; có tiền sử bị ung thư buồng trứng, đáy tử cung, đại tràng; đái tháo đường, dùng nhiều chất uống có cồn.

Triệu chứng lâm sàng của ung thư vú

Triệu chứng lâm sàng rất đa dạng, khi có các triệu chứng điển hình thì thường đã ở giai đoạn muộn của bệnh.

Khối to lên ở vú:

Thường bị ở một vú nhưng có khi bị cả hai vú, bề mặt thường lồi lõm không đều, mật độ thường chắc hoặc cứng.

Các biến đổi ở da vùng có khối u: da bị lõm xuống vì dính vào khối u.

Dấu hiệu da kiểu “vỏ cam”: nhìn rõ một mảng da bị phù nề, đổi màu đỏ sẫm và có những điểm bị lõm sâu xuống ở chỗ chân lông.

Những trường hợp đến muộn có thể thấy da trên khối u đã bị loét, chảy máu, bội nhiễm… – Những biến đổi ở núm vú: chảy dịch đầu núm vú, đầu núm vú có vẹo hoặc tụt sâu vào trong.

Phương pháp chẩn đoán ung thư vú

Sinh thiết chẩn đoán:

Với các khối u có thể sờ thấy rõ ràng: sinh thiết hút tế bào bằng kim nhỏ, sinh thiết lõi để lấy một phần tổ chức khối u, mổ sinh thiết một phần khối u, mổ cắt khối u sinh thiết.

Với các khối u không sờ thấy rõ: Sinh thiết có định vị bằng kim, sinh thiết lõi bằng kim có định vị ba chiều

Chụp vú: Có thể phát hiện được 85% ung thư vú, kể cả các u chưa sờ thấy trên lâm sàng.

Chụp siêu âm tuyến vú: Có thể dùng phối hợp với chụp vú để chẩn đoán phân biệt u vú là một khối u đặc hay u nang.

Chụp CT tuyến vú: Thường để theo dõi tình trạng các hạch vú trong, lồng ngực và vùng nách sau khi mổ cắt tuyến vú.

Chụp MRI tuyến vú: Có thể dùng khi các phương pháp chẩn đoán hình ảnh khác không cho kết quả rõ nét.

Phòng bệnh ung thư vú

Tự kiểm tra tuyến vú: Hàng tháng đối với tất cả phụ nữ trên 20 tuổi; những phụ nữ tiền mãn kinh nên thực hiện kiểm tra 5 ngày sau kết thúc của một chu kỳ kinh; những phụ nữ sau mãn kinh nên tự kiểm tra mình cũng vào những ngày như vậy mỗi tháng.

Đến khám lâm sàng tại cơ sở có bác sĩ: Ba năm một lần cho các phụ nữ tuổi từ 20 đến 40; mỗi năm một lần cho các phụ nữ lớn hơn 40 tuổi.

Chụp vú: Các phụ nữ 35-39 tuổi cần phải được chụp vú kiểm tra để làm số liệu cơ sở theo dõi sau này; phụ nữ từ 40-49 tuổi cần được chụp vú 1-2 năm một lần; phụ nữ trên 50 tuổi cần được chụp vú mỗi năm một lần

Cắt tuyến vú dự phòng: Có thể chỉ định cho các trường hợp sau: Các bệnh nhân có bệnh vú lành tính cac có tiền sử gia đình bị Ung thư vú hai bên tuổi tiền mãn kinh; Bệnh nhân có đã có tiền sử bị Ung thư vú và hiện nay đang có bệnh xơ nang trong tuyến vú còn lại.

Điều trị bệnh ung thư vú hiệu quả

Ung thư vú giai đoạn I và II (giai đoạn bệnh còn khư trú tại chỗ): Trong giai đoạn này, biện pháp điều trị quan trọng hàng đầu là phẫu thuật. Sau đó có thể điều trị bổ xung sau phẫu thuật bằng các biện pháp sau: chiếu xạ, hóa chất, nội tiết, miễn dịch.

Ung thư vú giai đoạn IIIA (còn có thể phẫu thuật được): Điều trị Chiếu xạ tại chỗ và khu vực để hạn chế bớt sự phát triển của khối u. Đồng thời dùng hóa chất để điều trị các di căn có thể có ở toàn thân. Sau đó tiến hành phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ tuyến vú kèm bóc tách lấy bỏ hạch nách. Sau đó tiếp tục điều trị bỏ xung bằng Chiếu xạ, Hóa chất, Nội tiết…

Ung thư vú giai đoạn IIIB (không còn khả năng phẫu thuật): Điều trị ngày từ đầu bằng hóa chất. Dùng phác đồ kết hợp thuốc CMF, CA hay FAC trong 3 hoặc 4 tháng. Tiếp đó điều trị chiếu xạ tại chỗ và khu vực, rồi tiến hành mổ cắt bỏ toàn bộ tuyến vú. Cuối cùng lại tiếp tục điều trị toàn thân bằng hóa chất.

Ung thư vú giai đoạn IV(giai đoạn di căn toàn thân): Thường điều trị ngay bằng Hóa chất hay Nội tiết.

Điều trị ung thư vú bằng thảo dược

Phòng và điều trị bệnh bằng thuốc nguồn gốc thảo dược: Các dược liệu có chứa các saponin cấu trúc dammaran thường có khả năng tăng miễn dịch cơ thể mạnh, giải độc và chống u tốt như Nhân sâm, Tam thất, Trinh nữ hoàng cung, Giảo cổ lam…

Trong dân gian Trinh nữ hoàng cung được sử dụng để chữa u vú, u xơ tử cung, u xơ tiền liệt tuyến. Giảo cổ lam được chứng minh là có tác dụng kìm hãm sự phát triển khối u mạnh và được sử dụng cho bệnh nhân ung thư não, phổi, tiền liệt tuyến, tử cung, vú.

Ung thư vú có chữa khỏi được không?

Ung thư vú hoàn toàn có thể chữa khỏi. Trong đó việc tầm soát và phát hiện sớm ung thư vú có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Càng sớm việc điều trị càng đơn giản, hiệu quả điều trị càng cao, chi phí điều trị càng ít. Đáng tiếc, hầu hết trường hợp ung thư vú đều đã ở giai đoạn muộn mới nhập viện.

Nếu phát hiện ở giai đoạn 1 thì cơ hội chữa khỏi lên tới 90%, phát hiện ở giai đoạn 2 thì cơ hội chữa khỏi bệnh là 80%; ở giai đoạn 3 là 60%. Còn nếu ở giai đoạn muộn thì chỉ có thể chăm sóc giảm nhẹ.

Ung thư vú sống được bao lâu?

Thời gian sống của bệnh nhân ung thư vú tùy thuộc vào giai đoạn phát hiện, phương pháp điều trị, tình trạng sức khỏe và trạng thái tâm lý của bệnh nhân.

Dựa vào kích thước khối u, mức độ di căn hạch nách, tình trạng di căn xa hay gần, người ta chia ung thư vú làm 5 giai đoạn: 0, I, II, III và IV.

Giai đoạn 0 là ung thư tại chỗ, chưa có di căn hạch. Giai đoạn càng cao khi u càng to hoặc di căn hạch càng nhiều. Giai đoạn IV là giai đoạn cuối bất kể u to hay nhỏ, hạch di căn nhiều hay ít nhưng đã có di căn xa vào xương, phổi, gan, não… vì thế bệnh nhân cần được làm các xét nghiệm để đánh giá tình trạng toàn thân, gan phổi, não, xương, thận…

Trong đó ung thư vú có thời kỳ “tiền lâm sàng” kéo dài tới 8-10 năm. Đây là thời gian để một tế bào ung thư vú đầu tiên trở thành một khối u có đường kính 1cm (tương đương 1 tỉ tế bào) để có thể sờ thấy. Thời kỳ này thường phải “khám sàng lọc” mới phát hiện được.

Ung thư vú ở giai đoạn 1, nếu được chữa trị kịp thời, nhiều bệnh nhân vẫn sống tốt 15-20 năm, có người còn lâu hơn nữa.

Ở các giai đoạn càng về sau, thời gian sống sẽ càng rút ngắn hơn.

Video clip dấu hiệu nhận biết bệnh ung thư vú

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button