Sức khỏe

Tia X là gì, chụp X-quang, CT Scan có hại không?

Chụp X quang gây hại thế nào, bà bầu, trẻ em có nên chụp X quang hay không… là những câu hỏi của nhiều người. Vậy chúng ta nên bắt đầu tìm hiểu về tia X, chụp X-quang, CT Scan…

Ngày nay, khi vào bệnh viện, bác sĩ rất dễ chỉ định chụp X-quang hoặc đôi khi là chụp CT Scan. Vậy chúng ta nên hiểu thế nào về mức độ an toàn của các loại chẩn đoán hình ảnh này.

Chụp X quang

Chụp X quang

Chụp X-Quang có tác hại gì?

Chụp Xquang được ứng dụng rộng rãi trong việc thăm khám một số bệnh ở cơ quan tiêu hóa, tim mạch, xương khớp… Do tia Xquang – một dạng tia phóng xạ có tác dụng sát thương nhất định đối với tế bào, nên cơ thể sau khi chiếu Xquang cũng sẽ có những phản ứng không tốt.

Nói như thế không có nghĩa là tia X có thể gây những tổn hại nghiêm trọng cho sức khỏe, vì nếu thế nó đã không được ứng dụng rộng rãi trong y học. Chỉ có những trường hợp phải chụp tia X quá nhiều với cường độ mạnh mới gây tổn hại đối với các tổ chức cơ thể, ảnh hưởng đến chức năng sinh lý, thậm chí gây nguy hiểm cho tính mạng.

Theo ông Đặng Thanh Lương – Phó cục trưởng Cục An toàn bức xạ và Hạt nhân, Bộ Khoa học & Công nghệ – cho biết, mỗi người không nên chụp X-quang quá 3 – 5 lần một năm; chụp X-quang cần có chỉ định chặt chẽ của bác sĩ.

Chụp CT Scan là gì?

CT scan còn được gọi là chụp cắt lớp vi tính hoặc chỉ CT – kết hợp một loạt các tia X-điểm từ nhiều góc độ khác nhau để tạo ra hình ảnh cắt ngang của xương và mô mềm bên trong cơ thể.

Các hình ảnh kết quả có thể được so sánh với một ổ bánh mì cắt lát. Bác sĩ sẽ có thể nhìn vào những lát cá nhân hoặc thực hiện trực quan bổ sung để làm hình ảnh 3-D. CT scan hình ảnh cung cấp nhiều thông tin hơn so với X-quang.

CT scan là đặc biệt thích hợp để nhanh chóng kiểm tra những người có thể bị tổn thương nội bộ từ tai nạn xe hơi hoặc các loại khác của chấn thương. CT scan cũng có thể hình dung bộ não và với sự giúp đỡ của vật liệu tương phản tiêm – kiểm tra tắc nghẽn hoặc các vấn đề khác trong các mạch máu.

Chup CT Scan

Chup CT Scan

Tia X là gì?

Tia X là dạng năng lượng bức xạ, giống như ánh sáng hay sóng vô tuyến. Khác với ánh sáng, tia X có thể xuyên thấu cơ thể và vì thế có thể giúp người ta tạo ra được hình ảnh của các cấu trúc bên trong cơ thể. Bác sĩ X-quang có thể xem những hình ảnh này trên phim ảnh, trên màn hình hay trên máy vi tính.

Các khám nghiệm X-quang cung cấp thông tin có giá trị về sức khỏe và giữ vai trò quan trọng trong việc chẩn đoán bệnh chính xác. Trong vài trường hợp, tia X được dùng để hỗ trợ việc đặt các ống hay các thiết bị khác vào cơ thể hoặc phối hợp với các thủ thuật điều trị khác.

Chụp X quang, CT scan có an toàn không?

Tia X an toàn nếu được sử dụng cẩn thận. Nhân viên X-quang được đào tạo để dùng lượng bức xạ tối thiểu nhằm đạt được kết quả cần thiết. Kiểm soát ghi hình đúng quy tắc làm giảm nguy cơ tới mức tối thiểu. Lượng bức xạ sử dụng trong hầu hết các khám nghiệm là rất nhỏ, lợi ích nhiều hơn hẳn so với nguy cơ tác hại.

Tia X chỉ được phát ra trong lúc công tắc được bật lên và không còn bức xạ sau khi ngắt công tắc.

Mỗi lần chụp Xquang, liều nhiễm xạ tia X rất nhỏ, không ảnh hưởng tới sức khỏe nhưng nếu tiếp xúc liên tục, tổng liều cộng dồn đến một mức đủ lớn có thể gây hại cho sức khỏe, có thể gây biến đổi về di truyền và gây nên các bệnh lý ác tính.

Bà bầu có nên chụp X quang?

Do tia Xquang là một dạng tia phóng xạ, có tác dụng sát thương nhất định đối với tế bào, nên với những trường hợp phải chụp tia X quá nhiều với cường độ mạnh cơ thể sẽ có những phản ứng không tốt, có thể gây tổn hại đối với các tổ chức cơ thể, ảnh hưởng đến chức năng sinh lý…

Đối với phụ nữ mang thai, theo khuyến cáo của Ủy ban quốc gia về bảo vệ đối với tia phóng xạ của Mỹ, với mức độ phơi nhiễm từ 5 rad (đơn vị đo lường khả năng hấp thụ tia xạ) trở xuống, nguy cơ gây hại đối với thai nhi hoàn toàn không xảy ra. Khi chị chụp Xquang ngực, liều phơi nhiễm của thai nhi là 0,00007 rad. Do vậy, chị không phải lo lắng vì mức độ phơi nhiễm tia X rất thấp.

Tuy nhiên các bác sĩ vẫn khuyến cáo thai phụ không nên chụp Xquang nếu không cần thiết. Khi cần thiết phải chụp để chẩn đoán bệnh, cần báo cho bác sĩ và kỹ thuật viên biết mình đang mang thai để được che chắn. Phần bụng của thai phụ sẽ được che bằng một áo chì nhằm hạn chế phơi nhiễm tia xạ cho thai nhi.

Mỹ Thanh (theo GĐVN)

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button