Sức khỏe

Thảo linh chi có tác dụng gì, bài thuốc hay từ thảo linh chi

Thảo linh chi còn có tên gọi là Ngũ linh tử, ngũ linh chi là phân của loài sóc bay, có tác dụng chữa nhiều bệnh phụ nữ…

Tác dụng của thảo linh chi

Tên khác:

Thảo linh chi, Ngũ linh tử.

Tên khoa học:

Faeces Trogopterum

Nguồn gốc:

Dược liệu là phân của loài Sóc bay (Trogopterus xanthipes Milne-Edwrds), họ Sóc bay (Petauristidae). Loài sóc này chưa thấy ở nước ta.

Thành phần hoá học chính:

Chất nhựa, ure, acid ureic.

Công dụng:

Chữa kinh nguyệt không đều, thấy kinh đau bụng, đẻ xong huyết xấu không ra hết sinh đau bụng, ngực đau, trẻ con bị cam tích.

Cách dùng, liều lượng:

Ngày dùng 6-12g, dưới dạng thuốc sắc hoặc viên.

Ngũ linh chi

Ngũ linh chi

Tham khảo thêm thông tin, bài thuốc về thảo linh chi

Tính vị qui kinh:

Tính ôn vị đắng ngọt, qui kinh Can.

Theo các y văn cổ:

Sách Khai báo bản thảo: ” vị cam ôn, không độc”.

Sách Bản thảo hội ngôn: ” vị ngọt chua, khí bình không độc”.

Sách Lôi công bào chế dược tính giải: ” nhập tâm, can nhị kinh”.

Sách Bản thảo kinh giải: ” nhập túc quyết âm kinh, túc thái ân tỳ kinh”.

Thành phần chủ yếu:

Trong Ngũ linh Chi có nhiều chất nhựa, urê, acid uric và vitamin A.

Tác dụng dược lý:

Theo Y học cổ truyền:

Thuốc có tác dụng: hoạt huyết chỉ thống, hóa ứ cầm máu, giải độc. Chủ trị các chứng: đau kinh, bế kinh, đau bụng sau sanh, ngực bụng đau, băng lậu, rắn cắn, trùng thú cắn.

Trích đọan Y văn cổ:

Sách Khai báo bản thảo: ” Chủ liệu tâm phúc lãnh khí, tiểu nhi ngũ cam, dịch bệnh, trị trường phong, thông lợi khí mạch, nữ tử nguyệt bế”.

Sách Bản thảo diễn nghĩa bổ di: ” năng hành huyết chỉ huyết, trị tâm phúc lãnh khí, phụ nhân tâm thống, huyết khí thích thống”.

Sách Bản thảo mông toàn: ” hành huyết dùng sống, chỉ huyết phải sao, thông kinh bế và trị kinh kéo dài không cầm, trị sản phụ huyết vựng, trừ tiểu nhi cam hồi”.

Sách Bản thảo cương mục: ” ngũ linh chi, túc quyết âm can kinh dược dã, khí vị đều nặng, âm trung chi âm cho nên vào phần huyết. Can chủ huyết cho nên thuốc trị bệnh huyết, tán huyết hòa huyết mà giảm đau. Thuốc trị kinh giãn, trừ ngược lî, tiêu tích hóa đàm, trị cam sát trùng, trị các chứng huyết tý, huyết nhãn đều thuộc kinh can. Thất tiêu tán không chỉ trị bệnh phụ nữ tâm thống huyết thống mà tất cả các chứng tâm phúc, sườn, bụng dưới đau, sán khí của mọi người già trẻ trai gái, bệnh thai tiền sản hậu, khí huyết thống, băng huyết, kinh nhiều đều trị được”.

Sách Dược phẩm hóa nghĩa: ” Ngũ linh chi khổ hàn tả hỏa, dùng sống hành huyết . thông lợi huyết mạch, trị đầu phong, ế cách, chứng điên giãn do đàm, các chứng ung nhọt nhiệt độc, nữ nhân kinh bế, bụng dưới đau, sau sanh ra máu xấu đau đều trị được. Thuốc sao lên trị chứng mất huyết, làm cho huyết qui kinh mà không lộng hành, có thể trị băng trung, thai lậu và trường hồng huyết lî”.

B.Kết quả nghiên cứu dược lý hiện đại:

Thuốc có tác dụng ức chế sự sinh trưởng của vi khuẩn lao, nước thuốc có tác dụng ức chế nhiều loại nấm ngoài da, làm dịu co thắt của cơ trơn.

Ứng dụng lâm sàng:

1.Trị đau do viêm lóet dạ dày hành tá tràng:

Ngũ linh chi, Ô tặc cốt, Hương phụ đều 10g, Diên hồ sách, Cam tùng đều 6g, Xuyên luyện tử, Mộc hương, Ô dược, Nhũ hương, Một dược đều 5g, Hoàng liên 3g, sắc nước uống.

2.Trị cơn đau thắt ngực do khí trệ huyết ứ:

Thất tiêu tán: (Hòa tể cục phương) Ngũ linh chi, Bồ hoàng lượng bằng nhau. Thuốc tán bột mịn trộn đều, mỗi lần uống 8 – 12g, dùng bọc vải sắc nước uống chia 2 lần trong ngày. Bài này cũng trị tử cung xuất huyết, đau bụng kinh.

3.Trị viêm gan virut: dùng Nhân trần, Thất tiêu tán ( Nhân trần, Ngũ linh chi, Sao Bồ hoàng) trị 200 ca ( cấp 136 ca, mạn 64) trị khỏi 140 ca, tốt 50 ca, không kết quả 10 ca ( Tạp chí Trung y Hồ bắc 1985,5:17).

4.Trị vô sinh do nội mạc tử cung tăng sinh: dùng bài Thất tiêu tán gia vị trị bệnh thu kết quả tốt ( Tạp chí Trung y Triết giang 1985,9(4):24).

Liều dùng và chú ý:

Liều uống, cho vào thuốc thang hay làm hoàn: 3 – 10g, cho vào thuốc thang phải cho vào túi vải.

Lượng dùng ngoài tùy theo yêu cầu.

Thận trọng không dùng cho phụ nữ có thai.

Ngũ linh chi Ố Nhân sâm: nên không dùng chung với Nhân sâm.

Không dùng với chứng huyết hư mà không có huyết ứ.

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button