Sức khỏe

Ma hoàng là cây gì, tác dụng thế nào

Ma hoàng

Ma hoàng

Tác dụng của ma hoàng

Tên khoa học:

Herba Ephedrae

Nguồn gốc:

Phần trên mặt đất phơi hay sấy khô của một số loài Ma hoàng, thường gặp nhất là Thảo ma hoàng (Ephedra sinica Stapf.), Mộc tặc ma hoàng (Ephedra equisetina Bunge.), Trung gian ma hoàng (Ephedra intermedia Schrenk et Mey.), họ Ma hoàng (Ephedraceae). Nước ta chưa thấy cây này. Vị thuốc phải nhập từ Trung Quốc.

Thành phần hoá học chính:

Alcaloid (ít nhất 1%), chủ yếu là ephedrin.

Công dụng:

Giải cảm không có mồ hôi, chữa ho, trừ đờm, viêm khí quản, hen xuyễn; Chiết xuất ephedrin bào chế thành viên nén làm thuốc chữa hen hay dung dịch nhỏ mũi.

Cách dùng, liều lượng:

Ngày dùng 5-10g, dạng thuốc sắc.

Bài thuốc từ Ma hoàng

Theo YHCT, ma hoàng có vị cay, tính ấm, qui vào kinh phế, bàng quang, thuốc có tác dụng phát hãn giải biểu, bình suyễn chỉ khái, lợi tiểu tiêu phù, ôn tán hàn tà. Để chữa các chứng ho suyễn trong các bệnh viêm đường hô hấp trên, viêm phế quản, hen phế quản, ho gà…, có thể lựa chọn một trong các bài thuốc sau đây:

Bài “Tam ảo thang” trị ho suyễn: ma hoàng 6g, hạnh nhân 10g, cam thảo 3g. Sắc uống ngày 1 thang.

Bài “Ma hạnh thạch cam thang gia vị”: ma hoàng 8g, hạnh nhân 8g, cam thảo 8g, bách bộ 8g, thạch cao 20g, cát cánh 12g, hoàng cầm 12g. Sắc uống ngày 1 thang.

Bài “Tiểu thanh long thang”: ma hoàng 8g, bạch thược 12g, quế chi 8g, can khương 8g, bán hạ chế 6g, chích cam thảo 8g, tế tân 6g, ngũ vị tử 6g. Sắc uống ngày 1 thang.

Chú ý:

Không dùng đối với chứng biểu hư ra nhiều mồ hôi, phế hư có sốt cao.

Thận trọng khi dùng cho bệnh nhân có bệnh tăng huyết áp.

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button