Cần biết

Ý nghĩa tên của các cơn bão theo quy chuẩn quốc tế

Bão là gì, quy tắc đặt tên các cơn bão, ý nghĩa của tên các cơn bão… Sự khác nhau giữa bão và áp thấp nhiệt đới…

Bão là gì?

Bão là trạng thái nhiễu động của khí quyển và là một loại hình thời tiết cực đoan. Ở Việt Nam, thuật ngữ “bão” thường được hiểu là bão nhiệt đới, là hiện tượng thời tiết đặc biệt nguy hiểm chỉ xuất hiện trên các vùng biển nhiệt đới, thường có gió mạnh và mưa lớn.

Bão và áp thấp nhiệt đới được gọi chung là xoáy thuận nhiệt đới (XTNĐ): là một vùng gió xoáy, có đường kính tới hàng trăm kilômét, hình thành trên vùng biển nhiệt đới. Ở bắc bán cầu, gió thổi xoáy vào trung tâm theo hướng ngược chiều kim đồng hồ. Áp suất khí quyển trong bão thấp hơn rất nhiều so với xung quanh và thường thấp hơn 1000mb.

Bão là một trận gió xoáy từ các phía thổi vào vùng trung tâm bão, càng gần trung tâm thì gió càng mạnh, có khi lên đến vài trăm cây số một giờ, nhưng chính giữa lại là một vùng gió tương đối nhẹ hay lặng gió gọi là mắt bão. Không khí chung quanh dồn vào giữa không phải theo những đường thẳng mà theo hình xoắn ốc.

Bão

Bão

Phân loại bão theo sức gió mạnh nhất và mức độ ảnh hưởng

Cấp bão

Áp thấp nhiệt đới

(Tropical Depression)

Bão

(Tropical Storm)

Bão mạnh

(Severe Tropical Storm)

Bão rất mạnh

Gió cực đại

(km/h)

Cấp gió

(beaufort)

Mức độ ảnh hưởng

(do sức gió)

39 – 61

6 – 7

Cây cối rung chuyển, khó đi ngược gió. Biển động

62 – 88

8 – 9

Bẻ gẫy cành cây lớn, tốc mái nhà, không thể đi ngược gió. Biển động rất mạnh.

89 – 117

10 – 11

Làm đổ cây cối, nhà cửa, cột điện, gây thiệt hại rất nặng. Biển động dữ dội làm đắm tàu thuyền

³ 118

³ 12

Sức phá hại cực kỳ lớn. Sóng biển cực kỳ mạnh làm đắm tàu biển có trọng tải lớn

Ý nghĩa cách đặt tên các cơn bão

Trước kia, người châu Âu và tiếp đó là châu Mỹ đặt tên chúng theo tên của các vị thánh trong Kinh thánh. Sau này, họ đặt tên theo tọa độ (kinh độ và vĩ độ phát hiện ra cơn bão). Đây là cách đặt tên phức tạp, dài dòng nên ít phổ biến.

Tới Thế chiến II, các nhà khí tượng làm việc cho quân đội lại đặt tên các cơn bão bằng tên… phụ nữ!

Cách đặt này phục vụ cho việc mã hóa của quân đội và sau này (từ 1950) vẫn được Hiệp hội khí tượng thế giới (World Meteorological Organization – WMO) sử dụng với một hệ thống tên theo thứ tự từ điển.

Ví dụ: Các cơn bão từng được đặt tên của phụ nữ như Patricia, Katrina, Linda, Irene…

Các phương tiện truyền thông khi đó thường mô tả các cơn bão mang tên nữ giới với những từ ngữ gây tranh cãi như “cuồng nộ”, “trêu ghẹo” và “tán tỉnh” các bờ biển.

Chính điều này làm các nhà hoạt động nữ quyền vận động nhằm loại bỏ cách đặt tên gây tranh cãi này, sau đó tên của nam giới cùng xuất hiện trong danh sách.

Tới 1979, vì lý do chính trị nên hệ thống có sự thay đổi (thêm tên nam giới, tên của người Pháp, Tây Ban Nha…).

Hiện nay, có tới 6 danh sách khác nhau được WMO sử dụng để đặt tên các cơn bão. Mỗi danh sách gồm 21 tên (nhưng tên có các chữ cái Q, U, X, Y, Z không được sử dụng!). Chúng sẽ được sử dụng xoay vòng với chu kỳ 6 năm.

Như vậy mỗi năm sẽ có một danh sách gồm 21 tên và năm sau lại một danh sách 21 tên khác, nhưng nếu một năm có nhiều hơn 21 cơn bão (ví dụ năm 2005).

Khi đó, tên của những cơn bão từ 21 trở đi sẽ có tên theo bảng chữ cái Hy Lạp. Một trường hợp đặc biệt khác là khi các cơn bão “vượt biên” từ đại dương này qua đại dương khác, hoặc biến đổi thành áp thấp nhiệt đới rồi phát triển lại thành bão.

Lúc đó tên của chúng cũng sẽ bị thay đổi!

Riêng ở tây bắc Thái Bình Dương, bão lại được đặt tên theo động vật hay hoa lá.

Ở vùng Tây Thái Bình Dương (gồm 14 quốc gia, trong đó có Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản…) mỗi nước sẽ được đăng ký 10 cái tên (như vậy có tổng cộng 140 tên bão) và tên gọi sẽ được xoay vòng trong 5 danh sách.

Sau đó sẽ được Trung tâm Bão nhiệt đới Tokyo thuộc cơ quan khí tượng Nhật Bản đặt tên.

Ngoài ra ở Việt Nam, khi bão vào biển Đông thì sẽ đánh số thứ tự trong một năm do Nhà nước quy định (và vẫn có tên quốc tế như khi Việt Nam đăng ký tên).

Ví dụ: Bão số 8 là tên gọi của bão Sơn Tinh (tên quốc tế do Việt Nam đăng ký) hay bão Damrey (VN gọi là bão số 7).

Những cơn bão được đặt tên theo chu kỳ, vậy nhưng nếu như cơn bão đó quá mạnh, có mức hủy diệt lớn thì tên của chúng sẽ chỉ dùng một lần và bị loại khỏi danh sách (tránh làm hoang mang người dân) như bão Sandy hay Katrina ở Mỹ.

Những tên như Adolf và ISIS cũng bị loại vì dễ bị hiểu lầm và có ý nghĩa không hay.

Ảnh mây vệ tinh một cơn bão trên biển

Ảnh mây vệ tinh một cơn bão trên biển

Các cơn bão năm 2016 được đặt tên như thế nào?

1. Tên Quốc tế:

Các xoáy thuận nhiệt đới được đặt tên theo danh sách bên dưới do Trung tâm Khí tượng Chuyên ngành Khu vực ở Tokyo, Nhật Bản, khi một xoáy thuận đạt đến cường độ bão nhiệt đới. Các tên gọi do các thành viên của ESCAP/WMO Typhoon Committee đề xuất. Mỗi nước trong số 14 nước và vùng lãnh thổ thành viên đưa ra 10 tên gọi, được sử dụng theo thứ tự ABC, bằng tên tiếng Anh của quốc gia đó. Sau đây là các tên gọi dự kiến sẽ đặt tên cho các cơn bão năm 2016.

  • Nepartak (1601)
  • Lupit (1602)
  • Mirinae (1603)
  • Nida (1604)
  • Omais (1605)
  • Conson (1606)
  • Chanthu (1607)
  • Dianmu (1608)
  • Mindulle (1609)
  • Lionrock (1610)
  • Kompasu (1611)
  • Namtheun (1612)
  • Malou (1613)
  • Meranti (1614)
  • Rai (1615)
  • Malakas (1616)
  • Megi (chưa sử dụng)
  • Chaba (chưa sử dụng)
  • Aere (chưa sử dụng)
  • Songda (chưa sử dụng)
  • Sarika (chưa sử dụng)
  • Haima (chưa sử dụng)
  • Meari (chưa sử dụng)
  • Ma-on (chưa sử dụng)

2. Số hiệu cơn bão tại Việt Nam:

Ở Việt Nam, một cơn bão được đặt số hiệu khi nó đi vào vùng thuộc phạm vi theo dõi của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương, được xác định trên Biển Đông, phía Tây kinh tuyến 120 độ kinh Đông và phía Bắc vĩ tuyến 10 độ vĩ Bắc. Số hiệu của bão được đặt theo số thứ tự xuất hiện của nó trong năm, ví dụ: Bão số 1, Bão số 2,…

Dưới đây là các cơn bão đã được Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương Việt Nam đặt số hiệu trong năm 2016:

  • Bão số 1 (Mirinae)
  • Bão số 2 (Nida)
  • Bão số 3 (Dianmu)
  • Bão số 4 (Rai)
  • Bão số 5 (Meranti)
  • Bão số 6 ()

3. Tên địa phương của Philippines:

Cục quản lý Thiên văn, Địa vật lý và Khí quyển Philippines (PAGASA) sử dụng danh sách tên bão riêng của họ để đặt cho một xoáy thuận nhiệt đới khi nó đi vào khu vực theo dõi của họ. PAGASA đặt tên cho áp thấp nhiệt đới đã hình thành trong khu vực theo dõi của họ và những xoáy thuận nhiệt đới di chuyển vào khu vực theo dõi của họ. Nếu danh sách các tên trong năm đó bị sử dụng hết, tên sẽ được lấy từ một danh sách phụ trợ, và danh sách tên bão sẽ được đưa ra trước khi mùa bão bắt đầu. Tên còn lập lại (chưa bị khai tử) từ danh sách này sẽ được sử dụng một lần nữa trong mùa bão năm 2020. Đây là danh sách tương tự được sử dụng trong mùa bão 2012, với ngoại lệ có Pepito thay thế Pablo.

  • Ambo
  • Butchoy (1601 – Nepartak)
  • Carina (1604 – Nida)
  • Dindo (1610 – Lionrock)
  • Enteng (1612 – Namtheun)
  • Ferdie (1614 – Meranti)
  • Gener (1616 – Malakas)
  • Helen (chưa sử dụng)
  • Igme (chưa sử dụng)
  • Julian (chưa sử dụng)
  • Karen (chưa sử dụng)
  • Lawin (chưa sử dụng)
  • Marce (chưa sử dụng)
  • Nina (chưa sử dụng)
  • Ofel (chưa sử dụng)
  • Pepito (chưa sử dụng)
  • Quinta (chưa sử dụng)
  • Rolly (chưa sử dụng)
  • Siony (chưa sử dụng)
  • Tonyo (chưa sử dụng)
  • Ulysses (chưa sử dụng)
  • Vicky (chưa sử dụng)
  • Warren (chưa sử dụng)
  • Yoyong (chưa sử dụng)
  • Zosimo (chưa sử dụng)

Danh sách phụ trợ:

  • Alakdan (chưa sử dụng)
  • Baldo (chưa sử dụng)
  • Clara (chưa sử dụng)
  • Dencio (chưa sử dụng)
  • Estong (chưa sử dụng)
  • Felipe (chưa sử dụng)
  • Gardo (chưa sử dụng)
  • Heling (chưa sử dụng)
  • Ismael (chưa sử dụng)
  • Julio (chưa sử dụng)

4. Tên riêng của FCHCGS:

Đây là tên riêng của FCHCGS, khi một cơn bão có gió từ 51 km/h trở lên trong khu vực do FCHCGS theo dõi thì sẽ được đặt tên riêng, tên riêng được đặt tên theo các Vị Thần và những Ngôi Sao Trên Bầu Trời. Tên được đặt ngẫu nhiên theo chữ cái Hy Lạp (Alpha, Beta, Gamma,…) là tên cố định. Tên được đặt chia ra các năm lặp lại 1 lần trong 5 trong số 10 nhóm, mỗi nhóm có 30 tên, tên phụ được đặt khi đã lấy hết tên trong số đó. Khi tên phụ dùng hết sẽ lấy tiếp trong List tiếp theo. Tên thay thế dùng để thay thế những cơn bão có sức tàn phá nguy hiểm (thông thường thì họ ít khi dùng đến tên thay thế bao giờ).

Tên chính thức không phân loại bổ sung:

List 6:

  • Albiorix (16G01)
  • Crius (16G02) – Ambo
  • Hygieia (16G03 – 01W Nepartak) – 1601. Butchoy
  • Mundilfari (16G04 – 03W)
  • Neso (16G05 – 04W Lupit) – 1602
  • Seth (16G06 – 05W Mirinae) – 1603
  • Thallo (16G07 – 06W Nida) – 1604. Carina
  • Vulpecula (16G08 – 07W Omais)
  • Auxo (16G09)
  • Borealis (16G10 – o8W Conson)
  • Diemos (16G11)
  • Elara (16g13 – 09 Chanthu)
  • Gyes (16G14 – 10 Dianmu)
  • Lapetus (16G15)
  • Nu (16G16 – 11 Lionrock) – 16(Dindo)
  • Pan (chưa sử dụng)
  • Setebos (chưa sử dụng)
  • Titania (chưa sử dụng)
  • Asteria (chưa sử dụng)
  • Carme (chưa sử dụng)
  • Eridanus (chưa sử dụng)
  • Hades (chưa sử dụng)
  • Kale (chưa sử dụng)
  • Megaclite (chưa sử dụng)
  • Pegasus (chưa sử dụng)
  • Spica (chưa sử dụng)
  • Vela (chưa sử dụng)
  • Atlas (chưa sử dụng)
  • Calypso (chưa sử dụng)
  • Dryad (chưa sử dụng)

Danh sách phụ trợ:

  • Aquila (chưa sử dụng)
  • Callisto (chưa sử dụng)
  • Euanthe (chưa sử dụng)
  • Hercules (chưa sử dụng)
  • Lyra (chưa sử dụng)
  • Osiris (chưa sử dụng)
  • Perseus (chưa sử dụng)
  • Aithe (chưa sử dụng)
  • Asura (chưa sử dụng)
  • Centaurus (chưa sử dụng)
  • Meskhenet (chưa sử dụng)
  • Polydeuces (chưa sử dụng)
  • Rigil (chưa sử dụng)
  • Adrastea (chưa sử dụng)
  • Daphnis (chưa sử dụng)
  • Fornax (chưa sử dụng)
  • Hemera (chưa sử dụng)
  • Io (chưa sử dụng)

Xem clip: Bão là gì?

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button