Khám phá

6 mẹo giúp bạn không bị “móc túi” bởi những chiêu bán hàng giảm giá

Chúng ta luôn đề cập tới việc quản lý, lập kế hoạch chi tiêu và tiết kiệm tiền nhưng hầu như mọi thứ chúng ta làm vẫn luôn là lãng phí tiền bạc vào những thứ đôi khi không cần thiết.

Đây là lý do tại sao chúng ta cần lời khuyên đơn giản và hiệu quả nhất để đưa ra những quyết định chi tiêu hợp lý và tiết kiệm tiền bạc. Dưới đây là 6 mẹo hữu ích giúp bạn thay đổi thói quen ‘vung tiền quá trán’ của mình:

1. Thử hình dung

1

Các chuyên gia Marketing làm mọi cách để đưa hình ảnh trực quan của sản phẩm đến với bạn và kích thích bạn mua hàng, đó là lý do tại sao những sản phẩm đắt đỏ nhất trong cửa hàng thường được treo gần lối đi lại. Trước cửa hàng luôn có những bảng biển ‘SALE’ hoặc ‘KHUYẾN MÃI’ để kích thích người khác ghé vào, còn bên trong cửa hàng thì ngoài sản phẩm, họ luôn tạo ra không gian khiến khách hàng thoải mái với mùi hương dễ chịu và những bản nhạc hay. Đó là điều kiện lý tưởng để khách hàng trở nên mù quáng khi lựa chọn và đưa ra quyết định mua hàng.

Vậy giải pháp là gì?

Tùy chọn 1: Thực hiện một bài test nhỏ: Bạn đang muốn có một chiếc váy mới? Hãy tưởng tượng có một người trước mặt bạn đang cầm thứ bạn muốn mua bằng một tay và tay còn lại là số tiền tương ứng với giá của chiếc váy. Bạn chọn cái nào? Nếu bạn muốn có tiền hơn, điều đó có nghĩa là bạn không thực sự cần chiếc váy kia.

Tùy chọn 2: Hãy thử hình dung về bạn của 6 tháng sau và đây là chiếc váy bạn chỉ mặc một lần, treo yên vị trong tủ quần áo và chắc chắn sẽ không được đưa ra ngoài lần thứ hai. Hãy tận dụng trí tưởng tượng và đưa ra quyết định đúng đắn.

2. Đừng chạm vào món đồ mà bạn thích

2

Mọi người thường rất coi trọng những thứ mà họ có. Chính vì vậy, khi cầm một thứ mà bạn thích, trong tiềm thức của mình bạn cho rằng nó đã là của bạn. Khi đó thì vấn đề về giá không còn quan trọng nữa, và những lời thề thốt tiết kiệm hay thắt chặt chi tiêu chỉ là lời hứa của ngày hôm qua.

Vậy giải pháp là gì?

Yêu cầu nhân viên bán hàng trình bày tính năng của sản phẩm hoặc giữ chiếc áo mà bạn thích để bạn có thể ngắm nhìn và không vội vàng quyết định.

Hạn chế mua đồ trực tuyến. Các nghiên cứu cho thấy việc mua sắm trực tuyến thậm chí còn nằm ngoài tầm kiểm soát của chúng ta hơn mua sắm thông thường, và chúng ta thường có thói quen mua sắm bốc đồng hơn khi thường xuyên ghé thăm các kênh mua bán trực tuyến.

3. Hãy đi về phía bên trái khi mua sắm ở các cửa hàng, siêu thị

3

Khi vào một cửa hàng, hầu hết người mua đều đi về phía bên phải vì chúng ta hầu hết đều thuận tay phải. Những người bán hàng hầu hết đều nhận thức được điều này và thường bày biện hàng hóa đắt tiền và đẹp mắt ở phía bên phải mỗi gian hàng.

Vậy giải pháp là gì?

Hãy chuẩn bị trước khi đi mua sắm: Hãy lên kế hoạch những thứ cần mua và tập trung tìm những món đồ mà bạn cần. Điều này làm cho thói quen mua sắm của bạn kỷ luật hơn.

Hãy chú ý nhiều đến các kệ thấp hơn hoặc trên cao – nơi thường dành chỗ cho những mặt hàng rẻ.

Đừng mang xe đẩy, hãy chỉ cầm tay nếu bạn cần mua ít đồ. Nếu bạn cần mua nhiều hơn một vài món, hãy lấy một cái giỏ xách tay – bằng cách này, bạn sẽ không có cơ hội để mua sắm quá đà.

4. Đừng lượn lờ và tham quan quá lâu

4

Khi một người nhìn thấy một sản phẩm giảm giá, họ ngay lập tức muốn mua nó để tránh phải chi nhiều tiền hơn sau này. Đây là một bản năng: chúng ta luôn nghĩ rằng nếu không mua ngay bây giờ, sau này sẽ không còn cơ hội để mua với giá tốt nữa, và điều đó khiến chúng ta lo lắng.

Vậy giải pháp là gì?

Bỏ qua các sản phẩm khác, ngay cả khi chúng được sale off nếu chúng không có trong danh sách cần mua của bạn.

Sau khi đã chọn xong những thứ cần thiết, đi thẳng đến quầy tính tiền. Và từ chối những lời mời chào từ các nhân viên quầy hàng.

5. Dành thời gian để suy nghĩ trước khi ra quyết định

5

Sau khi nghe một nhân viên bán hàng chia sẻ rằng ưu đãi tuyệt vời dành cho sản phẩm này sẽ kết thúc trong hôm nay, hoặc đây là một sản phẩm giảm giá sốc, hay đó là ưu đãi có một không hai, bạn có thể sẽ đưa ra quyết định mua sắm bốc đồng và hối hận ngay sau đó.

Vậy giải pháp là gì?

Chống lại sự cám dỗ. Hãy ngăn chặn ham muốn của bản thân vào thời điểm đó. Và hãy dành khoảng vài ngày để suy nghĩ liệu mình có cần mua sản phẩm đó hay không.

Dành khoảng thời gian này đọc những đánh giá và chia sẻ về sản phẩm đó.

Nếu sản phẩm đó đòi hỏi bạn chi tiêu một số tiền tương đối lớn. Hãy tính toán số ngày công bạn cần bỏ ra để có thể mua được nó.

Hãy xem xét tất cả những thứ bạn đã có và xem có thứ nào công năng tương tự không. Đôi khi, chỉ cần nhìn vào những gì bạn đang có, bạn có thể nhận ra mình không thực sự cần thêm bất kỳ thứ gì khác.

6. Tiết kiệm tiền cho một mục tiêu duy nhất

6

Chúng ta luôn muốn nhiều thứ cùng một lúc và chúng ta cũng có rất nhiều mục tiêu. Sau đó chúng ta bắt đầu suy nghĩ: mục tiêu nào quan trọng hơn? Mình cần để dành bao nhiêu tiền và để làm gì?

Vậy giải pháp là gì?

Chọn một mục tiêu. Nhưng đó không phải là một mục tiêu lớn. Nó chỉ là một mục tiêu đơn giản như đi du lịch, và cách này sẽ giúp bạn hiện thực hóa những nỗ lực thắt chặt chi tiêu, và bạn sẽ nhanh chóng đạt được mục tiêu này.

Đừng dừng lại ở những gì bạn đã đạt được. Khi bạn đã hoàn thành việc tiết kiệm cho một mục tiêu, hãy bắt đầu tiết kiệm cho những mục tiêu khác.

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button