Sức khỏe

Tác dụng ngược của cam thảo bạn cần biết

Cam thảo có trong kẹo, trà. rượu vodka, kem, nước ngọt và thậm chí là xúc xích. Lạm dụng cam thảo có thể gây hại cho sức khỏe, đặc biệt là bà bầu, thai nhi…

Cam thảo có tác dụng tốt nhưng nếu dùng nhiều sẽ c

Cam thảo có tác dụng tốt nhưng nếu dùng nhiều sẽ c

Trong nhiều loại kẹo, trà có cam thảo, bạn cần chú ý thành phần để không dùng cam thảo quá nhiều.

Cam thảo có tác dụng gì

Cam thảo có tác dụng gần như coctison tăng sự kích tích nước và muối NaCl trong cơ thể gây ra thủy thũng đồng thời trị các vết loét trong bộ máy tiêu hóa.

Cam thảo là một vị thuốc rất thông dụng trong đông y và tây y, ngoài ra nó còn được dùng trong kỹ nghệ thuốc lá, nước giải khát và chế tuốc chữa cháy.

Theo tài liệu cổ cam thảo có vị ngọt, tính bình, vào 12 đường kinh, có tác dụng bổ tỳ vị, nhuận phế, thanh nhiệt giải đọc, điều hòa các vị thuốc. Muốn thanh tỏa thì dùng sống, muốn ôn trung thì nướng. Nướng lên chữa tỳ hư mà ỉa lỏng, vị hư mà khát nước, phế hư mà ho. Dùng sống chữa đau họng ung thư.

Trong y học, ngoài công dụng làm cho thuốc ngọt rễ uống, làm tá dược chế thuốc viên, thuốc ho, thuốc giải độc, hiện nay cam thảo có hai công dụng chủ yếu.

Tác hại của cam thảo

Các nhà khoa học Mỹ đã phát hiện ra hoạt chất glycyrrhizic axit trong cam thảo có thể gây ra một số tác dụng phụ. Đáng quan tâm nhất là các triệu chứng tăng bài tiết kali, giữ nước, tăng huyết áp. Cũng có tài liệu cho biết dùng đến 50g cam thảo/ngày trong hai tuần mới dẫn đến huyết áp cao đáng kể. Một quan điểm khác thì cho rằng phần lớn các trường hợp giữ nước, tăng huyết áp rơi vào những người ăn quá nhiều kẹo chứa cam thảo.

Tiếp tục nghiên cứu, các nhà khoa học ghi nhận hoạt chất glycyrrhizic axit trong cam thảo còn làm giảm lượng testosteron ở nam giới, bằng cách ức chế loại enzyme giúp tổng hợp nội tiết tố này. Gây chú ý nhất là một nghiên cứu ở Ý cho biết liều dùng 500mg glycyrrhizic axit/ngày sẽ giảm đáng kể lượng testosteron ở nam giới khoẻ mạnh. Từ đây, các nhà khoa học khuyến cáo không nên dùng cam thảo cho đàn ông bị thiểu năng sinh dục.

Bài thuốc có chứa cam thảo:

Cam thảo chữa loét dạ dày và ruột: Ngày uống 4 g, chia làm 3 lần uống trong ngày. Uống luông 7-14 ngày, sau đó nghỉ vài ngày để tránh hiện tượng phù nề, nặng mặt.

Cam thảo chữa bệnh Ađidơ: Vì trong cam thảo có axit glyrectic cấu tạo như coctison, nên có tác dụng tới sự chuyển hóa các chất như điện giải cơ thể giữ lại natri và clorua trong cơ thể giúp sự bài tiết kali và có thể dùng điều trị bệnh Ađidơ.

Đơn thuốc có cam thảo

1. Cát cánh cam thảo: Chữa ho

2. Đơn thuốc Kavet chữa đau dạ dày: Cao cam thảo 0.03g, bột cam thảo 0.1g, natri bicacbonat 0.15g, magiê cacbonat 0.2g, bitmutnitrat basic 0.05g, bột đại hoàng 0.02g tá dược vừa đủ 1 viên, chữa loét dạ dày với liều 2-4 viên mỗi lần, ngày uống 2-3 lần.

3. Đơn thuốc chữa loét dạ dày: Cam thảo, cao cam thảo 2 phần, nước cất 1 phần, hòa tan, ngày uống 3 lần mỗi lần 1 thìa nhỏ không uống lâu quá 3 tuần lễ.

4. Nhân trung hoàng chữa sốt qúa hóa điện cuồng, trúng độc: Cam thảo tán nhỏ, cho vào ống tre đã cạo hết lớp tinh tre bên ngoài. Bịt kín 2 đầu bằng nhựa thông, đến mùa đông cắm cả ống tre đó vào hố phân người, cho đến ngày lập xuân lấy ra rửa sạch, bổ ống lấy cam thảo phơi khô tán nhỏ. Đông y coi vị này rất quý để chữa cảm sốt quá hóa điên cuồng, trúng độc, bị mụn nhọt mỗi lần uống 1-2g.

5. Cao cam thảo mền chữa các chứng mụn nhọt, ngô độc, ngày uống 1-2 thìa con.

Dùng bao nhiêu cam thảo mỗi ngày?

Theo khuyến cáo của Uỷ ban châu âu (bộ phận chuyên trách các vấn đề pháp lý của Cộng đồng châu âu), mỗi người không nên dùng quá 100mg glycyrrhizic axit mỗi ngày. Còn theo các nhà khoa học Nhật Bản, con số này là 200mg. Nếu tính trên cơ sở 500mg glycyrrhizic axit cho mỗi 10g cam thảo, liều lượng trên chỉ tương ứng với khoảng 2g hoặc 4g cam thảo mỗi ngày.

Bà bầu dùng cam thảo được không

Qua nghiên cứu, Bệnh viện Great Ormond Street ở Luân Đôn và Đại học Helsinki (Phần Lan) nhận thấy những đứa trẻ lên 8 từng tiếp xúc với cam thảo trong bụng mẹ (người mẹ ăn trung bình 0,5 gam cam thảo mỗi tuần) có hàm lượng hormone cortisol cao hơn 30% so với con của những người không ăn. Mặc dù có vai trò giúp cơ thể đối phó với tình trạng căng thẳng tinh thần (stress) nhưng cortisol có liên quan đến bệnh tiểu đường, cao huyết áp và béo phì.

Theo các nhà nghiên cứu, sự hiện diện của glycyrrhizin, thành phần tự nhiên rất ngọt trong cam thảo, ảnh hưởng đến cơ chế điều hòa hàm lượng nội tiết tố trong cơ thể. Trước đây, một nghiên cứu của Đại học Helsinki và Đại học Edinburgh (Anh) từng cảnh báo người mẹ tiêu thụ hơn 500 mg glycyrrhizin/tuần (khoảng 100 gam cam thảo) khi mang thai có thể làm trẻ em sinh ra kém thông minh và ảnh hưởng đến hành vi của trẻ khi trưởng thành.

Giáo sư Jonathan Seckl, ĐH Edinburgh (Scotland), cho biết: “Ăn cam thảo trong thời kỳ mang thai có thể ảnh hưởng đến hành vi hay IQ. Qua đó cho thấy tầm quan trọng của nhau thai trong việc ngăn cản các hócmôn stress có thể tác động đến nhận thức của trẻ nhỏ”.

Giáo sư Katri Raikkonen, ĐH Helsinki, Phần Lan, cũng cho rằng: “Phụ nữ mang thai nên kiêng ăn nhiều cam thảo”. Một nghiên cứu trước đó đã cho thấy, ăn nhiều cam thảo có thể làm tăng nguy cơ sinh non.

Cam thảo muối là một dạng phổ biến thường được gọi là “salmiakki”. Ngoài ra cam thảo còn được dùng để tạo mùi trong rượu vodka, kem, nước ngọt và thậm chí là cả xúc xích.

Do cam thảo có vị ngọt nên nhiều loại kẹo, trà có cho vị thuốc này vào. Bạn nên xem kỹ thành phần để biết…

Như vậy, với những người cao huyết áp, đàn ông yếu sinh lý thì không nên dùng quá nhiều cam thảo.

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button