Sức khỏe

Tác dụng của quả sung và những khuyến cáo khi ăn

Quả sung có tác dụng gì, bà bầu có nên ăn sung muối, bà đẻ có ăn quả sung muối được không, hướng dẫn làm quả sung muối chua…

Tác dụng của quả sung

Tác dụng của quả sung theo khoa học ngày nay: Kết quả phân tích cho thấy, quả sung có chứa glucose, saccarose, quinic acid, shikimic acid, oxalic acid, citric acid, malic acid, auxin, các nguyên tố vi lượng như canxi, phot pho, kali… và một số vitamin như C, B1… Kết quả nghiên cứu dược lý thực nghiệm bước đầu cho thấy, quả sung có tác dụng nhuận tràng, hạ huyết áp và phòng chống ung thư.

Tác dụng của quả sung theo Đông y: Quả sung vị ngọt, tính bình, có công dụng kiện tỳ ích vị, nhuận phế lợi hầu, nhuận tràng thông tiện, tiêu thũng giải độc, thường được dùng để chữa các chứng bệnh như viêm ruột, kiết lỵ, táo bón, trĩ xuất huyết, sa trực tràng, viêm họng, ho, sản phụ thiếu sữa, mụn nhọt lở loét, chán ăn, phong thấp…

Quả sung có tác dụng tuyệt vời cho sức khỏe

Quả sung có tác dụng tuyệt vời cho sức khỏe

Bà bầu có được ăn quả sung không?

Bà bầu được khuyên là nên ăn quả sung vì đây là loại quả mang lại nhiều ích lợi tuyệt vời cho sức khỏe. Quả sung khô chứa một hàm lượng nhất định axit omega-3 – cần thiết cho sự phát triển trí não của trẻ đồng thời giúp bạn có một thai kì an toàn.

Kali chứa trong quả sung có tác dụng khống chế chứng cao huyết áp thường gặp ở bà bầu. Trong trái sung còn có một chất hóa học mang tên psoralen có khả năng loại trừ những vấn đề thường gặp về sắc tố da của thai nhi.

Quả sung chứa nhiều loại vitamin, fractoza và dextroza… là loại thực phẩm tuyệt vời cho những thai phụ mắc phải chứng táo bón trong thời kỳ mang thai. Đồng thời, quả sung được xem là loại thực phẩm có chứa nhiều chất xơ hơn bất cứ loại trái cây và rau xanh nào. Nó có chứa hai loại chất xơ chính là chất xơ hòa tan và chất xơ không hòa tan, cả hai loại chất xơ này đều có tác dụng điều trị chứng táo bón.

Một loại enzyme có trong trái sung mang tên proteolytic có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa, giảm nguy cơ mắc chứng ợ nóng, ợ chua ở thai phụ.

Quả sung còn chứa lượng lớn vitamin B6, giúp thai phụ dễ dàng vượt qua cảm giác ốm nghén trong 3 tháng đầu mang thai.

Bà đẻ có nên ăn sung muối?

Bà đẻ hoàn toàn yên tâm ăn quả sung muối. Đây là loại quả lành tính và có nhiều tác dụng tích cực cho sức khỏe của sản phụ.

Sản phụ sau khi sinh có thể bị thiếu sữa, đừng quá lo lắng, vì quả sung có thể tăng khả năng tiết sữa. Các khoáng chất có trong trái sung sẽ có tác dụng kích thích tuyến sữa hoạt động, điều này có lợi cho sự chào đời của bé. Hãy sử dụng bài thuốc sau để có nhiều sữa cho bé nhé:Sung tươi 120g, móng lợn 500g, hai thứ đem hầm thật nhừ, chế thêm gia vị, chia ăn vài lần trong ngày. Bài thuốc này có công dụng bổ khí huyết, làm ra sữa rất tốt cho sản phụ sau sinh suy nhược, khí huyết bất túc, sữa không có hoặc có rất ít.

Quả sung còn giúp chữa sưng vú ở sản phụ. Rửa sạch bầu vú, lau khô, dùng nhựa sung bôi trực tiếp vào nơi bị sưng đỏ, tổn thương đến đâu thì bôi đến đó, bôi nhiều lần trong ngày. Để tránh bôi nhiều lần, có thể trộn nhựa sung với lá non, giã nát rồi đắp lên chỗ đau. Các bà mẹ nên nhớ tránh bôi lên đầu vú.

Tuy nhiên, ăn quả sung cũng có một số tác hại sau:

Ăn nhiều quả sung có thể gây đầy bụng, khó tiêu

Ăn nhiều quả sung có thể gây đầy bụng, khó tiêuĂn quá nhiều sung có thể gây đầy bụng hoặc đau bụng. Trong khi sung có tác dụng chữa táo bón thì đối với một số người, nó lại có tác dụng ngược lại. Vì vậy, uống một cốc nước lạnh sau khi ăn sung có thể giúp giảm nhẹ những vấn đề về tiêu hóa.

Xuất huyết

Sung chín có tính nóng, ăn nhiều có thể gây xuất huyết võng mạc, trực tràng hoặc chảy máu nhẹ ở âm đạo. Ngoài ra còn gây thiếu máu. Trong trường hợp bị xuất huyết trực tràng hoặc âm đạo, nên dừng ăn sung cho đến khi ngừng chảy máu. Nếu hiện tượng này không ngừng lại, bệnh nhan nên đến bác sĩ.

Quả sung có thể có hại cho những người có lượng đường huyết thấp

Quả sung có thể có hại cho những người có lượng đường huyết thấpĂn sung giúp giảm lượng đường trong máu, có lợi cho bệnh nhân bị tiểu đường; tuy nhiên với những người có lượng đường huyết thấp thì ăn nhiều sung rất có hại. Vì vậy, những người có lượng đường huyết thấp tuyệt đối không nên ăn sung.

Chứa oxalate có hại

Oxalate có rất nhiều trong sung, có thể gây hại cho những người bị thận hoặc túi mật. Nếu ăn nhiều sung có thể làm trầm trọng hơn tình trạng bệnh, gây nên sỏi thận. Sung cũng có thể ảnh hưởng đến lá lách – bộ phận trong cơ thể phụ trách sản xuất tế bào bạch cầu.

Cách muối sung ngon, đơn giản nhất

Xem clip hướng dẫn muối sung chua, ngon, đơn giản

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button