Làm cha mẹ

Trẻ dùng smartphone nhiều có thể bị tâm thần, sa sút trí tuệ

Theo đà phát triển của cuộc sống hiện đại, một số vấn đề sức khỏe đã nảy sinh do hậu quả của xã hội công nghiệp hóa, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe trẻ em nhưng ít được các bậc cha mẹ quan tâm. Lâu ngày sẽ sinh ra bệnh tật. Có thể kể đến các yếu tố sau đây:

Nghiện vi tính, smartphone

Hiện nay máy vi tính, smartphone gia đình đang rất phổ biến, nhất là tại các thành phố lớn. nếu không kiểm tra trẻ, để các cháu chơi game trong nhiều giờ sẽ dẫn đến mệt mắt, nhức đầu,buồn nôn,chưa kể đến các tác hại do điện từ trường của máy vi tính gây ra. Việc ngồi quá lâu bên máy vi tính còn làm cho trẻ lười hoạt động, một yếu tố căn bản trong quá trình phát triển cơ thể.

Smartphone

Ngày càng nhiều trẻ nghiện Smartphone

Với trẻ nhỏ, mỗi ngày không nên để ngồi quá 1,5 giờ bên máy vi tính. Do mắt trẻ rất nhạy cảm với ánh sáng cũng như điện từ trường từ màn hình máy tính phát ra, nên dễ dẫn đến khô mắt, nhức đầu. Ngoài ra, một số trò chơi mang tính bạo lực sẽ gây căng thẳng thần kinh trẻ, do đó cha mẹ phải thường xuyên kiểm tra nội dung của trò chơi cũng như thời gian chơi của trẻ.

Một nghiên cứu của Đại học Boston cho thấy, 60% các bậc cha mẹ ở Anh không giám sát việc sử dụng công nghệ của con em mình, 75% trẻ được phép dùng đồ công nghệ trong phòng ngủ. Bởi vì điều này mà 75% trẻ trong độ tuổi từ 9 đến 10 thiếu ngủ và làm điểm số ở trường đi xuống.

Một nghiên cứu đăng trên Littlethings cho thấy, trẻ dùng vi tính, smartphone nhiều có thể bị sa sút trí tuệ, tăng nguy cơ bị bệnh tâm thần, hạn chế khả năng giao tiếp, khiến trẻ dễ hung hăng hơn.

Tai nghễnh ngãng vì tiếng ồn

Thống kê gần đây của Tổ chức Y tế Thế giới (WTO) cho thấy trong số trẻ em nghe kém cả hai tai, có đến 61% không phải là hậu quả của bệnh mà do ảnh hưởng của tiếng ồn. Nguồn gốc khuấy động không gian yên tĩnh ngày nay có rất nhiều: từ những loa nhạc công suất cao ở các tụ điểm ca nhạc, loa nghe nhạc cá nhân, tiếng còi, tiếng gầm rú của xe, tiếng ồn từ những khu vực sản xuất…

Tiếng ồn ảnh hưởng đến trẻ nhỏ

Tiếng ồn ảnh hưởng đến trẻ nhỏ

Trẻ càng nhỏ, tác hại của âm thanh càng lớn, gây tổn hại cho thính lực, nhất là với các loại đồ chơi phát ra tiếng ồn mà trẻ thường chơi. Một công trình khảo sát đại trà trong nhiều năm tại Mỹ bằng phương pháp thính lực đồ đã phát hiện có đến 11,4% trẻ em từ 6 – 19 tuổi bị dị tật ở tai, trẻ nam nhiều hơn nữ và tùy thuộc vào lứa tuổi. Trong 597 trẻ có thính lực đồ bất thường thì có 18% nghe bình thường, 57% sức nghe giảm nhẹ, 20% giảm trung bình và 5% sẽ bị điếc. Công trình nghiên cứu đi đến kết luận tại Mỹ đã có khoảng 5,2 triệu trẻ em bị rối loạn thính giác có thể dẫn đến điếc.

Tiếng ồn trong môi trường sống công nghiệp hóa là một tác nhân quan trọng gây ra tình trạng này. Ngoài việc giảm thính lực, tiếng ồn còn làm cho trẻ không nghe được tiếng người lớn, vốn là phương tiện giúp trẻ mau nhận biết ngôn ngữ, do đó làm trẻ chậm biết nói.

Trẻ em bị thiếu ngủ

Ngày nay với sự phát triển các phương tiện truyền thông và giải trí gia đình (như Tivi, Video, Gamé…), trẻ thường có khuynh hướng ngủ muộn để xem phim hoặc chơi game. Việc thiếu ngủ sẽ ảnh hưởng xấu đến sự phát triển trí tuệ của trẻ từ 5-15 tuổi. Theo một công trình nghiên cứu tại Israel, những trẻ ngủ ít đi 1 giờ trong vài đêm thường hay bị mệt mỏi vào buổi tối và đạt điểm kém hơn các trẻ ngủ đủ giấc trong những trắc nghiệm phản ứng nhanh về trí nhớ. Ngoài ra các thức uống có ga hoặc chứa nhiều cafein cũng có thể làm rối loạn giấc ngủ, gây ảnh hưởng xấu đến hành vi của trẻ.

Thiết bị trường học gây bệnh tật

Theo một kết quả kiểm tra năm 2002, có 96% số trường sử dụng bàn ghế học sinh sai quy cách làm cho học sinh mệt mỏi, uể oải trong giờ học và có thể dẫn tới vẹo cột sống, cận – viễn thị sau này. Ngay cả ở những trường thuộc hạng tốt, tình trạng vẫn không khả quan với 40% học sinh phải ngồi sai tư thế do các loại bàn ghế này. Nhưng đây là một vâvs đề tổng thể thuộc phạm vi xã hội, ngoài tầm với của gia đình.

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button