Làm cha mẹ

Rốn bé có mủ, trẻ bị viêm rốn phải làm sao

Viêm rốn là một loại bệnh nhiễm trùng và là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ sơ sinh.

Nhiễm trùng rốn có nguy hiểm không?

Theo WHO, có tới 47% trẻ sơ sinh bị nhiễm trùng huyết có ngõ vào từ nhiễm trùng rốn và khoảng 21% các trường hợp trẻ sơ sinh đến khám vì lý do khác có kèm theo nhiễm trùng rốn. Hàng năm tỷ lệ nhiễm trùng rốn nhập viện tại khoa sơ sinh bệnh viện Nhi Đồng I khoảng 18%.

Rốn trẻ sơ sinh rất dễ nhiễm trùng dẫn tới nhiễm t

Rốn trẻ sơ sinh rất dễ nhiễm trùng dẫn tới nhiễm t

Để đề phòng viêm rốn:

Sau khi trẻ nhỏ mới sinh ra, cần cắt bỏ rốn cho trẻ, nhưng mặt cắt của rốn còn lại rõ ràng là một vết thương. Nếu không xử lý theo đứng nguyên tắc khử trùng hoặc để vết thương đó bị nhiễm trùng thì sé sinh ra viêm rốn. Khi đầu còn lại của rốn rụng, cần giữ cho rốn được khô ráo, sạch sẽ, có thể dùng bông y tế cuốn vào cái tăm sạch nhúng vào cồn 75% rồi lau thật hết các chất tiết ra ở quanh lỗ rốn. Không được dùng tã lót cuốn quanh rốn để tránh bị viêm nhiễm.

Để sớm phát hiện ra bệnh viêm rốn:

Đứa trẻ mới sinh có hiện tượng xung quanh rốn chảy ra các chất mủ hoặc rỉ ra các chất dịch nhiều mủ, thường có mùi hôi thối khó chịu. Nếu không chữa trị tốt, có thể sẽ phát triển thành vết sưng, mưng mủ quanh rốn.

Khi phát hiện ra trẻ bị viêm rốn phải làm gì:

– Nếu ở thể nhẹ: có thể dùng công 35 độ thấm bông y tế lau sạch lỗ rốn, xong lại dùng oxy già lau chùi mủ hoặc các chất tiết ra.

– Nếu đầu rốn còn lại bị rụng thì cần phải lật mở lỗ rốn ra, có khi mặt ngoài của lỗ rốn đã có vaye. Nếu sau khi lật mở lỗ rốn ra thấy vẫn còn mủ tích tụ ở đó, thì phải dùng bông thấm Nitrofurazone 0,1 % đắp vào rốn, mỗi ngày 3-4 lần.

– Khi cần có thể dùng cả thuốc kháng sinh, đồng thời cần quan sát tình hình viêm rốn cũng như tình hình sức khỏe toàn thân.

Cách chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh

Chăm sốc rốn:

– Cuống rốn là một vết thương hở nên nếu không được chăm sóc đúng cách thì sẽ rất dễ bị nhiễm trùng, đây là một tình trạng rất nguy hiểm vì có thể gây biến chứng nhiễm trùng máu cho trẻ nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.

– Cần phải chăm sóc và theo dõi rốn cho trẻ sơ sinh hàng ngày và vệ sinh rốn theo qui trình sau:

+ Rửa tay sạch bằng nước và xà phòng, sát trùng lại bằng cồn 90 độ.

+ Nhẹ nhàng tháo băng rốn và gạc rốn.

+ Quan sát mặt cắt rốn và vùng quanh rốn xem có bị viêm đỏ, có mủ, có dịch vàng hay có chảy máu không. Chú ý xem rốn có mùi hôi không ?

+ Lau rốn sạch bằng gòn và nước chín vô trùng, sau đó thấm khô vùng cuống rốn và chân rốn.

+ Sát trùng vùng da quanh rốn bằng cồn 70 độ.

+ Có thể để hở rốn hoặc chỉ cần che rốn bằng một lớp gạc mỏng vô trùng.

Quấn tã vùng dưới rốn, tránh để phân, nước tiểu hay bất kỳ chất gì vấy bẩn lên vùng rốn.

– Phải theo dõi và chăm sóc rốn hàng ngày, nếu phát hiện một trong các triệu chứng sau thì phải mang bé đi khám chuyên khoa ngay:

+ Rốn rỉ nước vàng, có mùi hôi hoặc rốn có mủ.

+ Chảy máu rốn nhiều, khó cầm máu.

+ Da quanh rốn sưng nề, tấy đỏ.

+ Rốn có chồi hạt, rỉ nước kéo dài.

+ Rốn chậm rụng sau 3 tuần.

Clip hướng dẫn chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button