Sức khỏe

Rau mùi có tác dụng gì, bài thuốc hay từ hồ tuy

Công dụng, tác dụng của cây rau mùi, hay còn gọi là hồ tuy, nguyên tuy đối với việc làm gia vị, chữa bệnh sởi, tiêu hóa

Công dụng, tác dụng của rau mùi

Tên khác:

Hồ tuy, Nguyên tuy.

Tên khoa học:

Coriandrum sativum L., họ Cần (Apiaceae) Cây được trồng khắp nơi làm rau, gia vị và làm thuốc.

Bộ phận dùng:

Quả (Fructus Coriandri).

Thành phần hoá học chính:

Tinh dầu (0,3-0,8%).

Công dụng:

Thúc đậu sởi mọc, làm thuốc giúp tiêu hoá.

Cách dùng, liều lượng:

Lấy khoảng 50 quả giã nát, hoà vào một ít nước, vẩy lên người.

Tính năng công dụng của mùi trong Đông – Tây y tương tự các cây cỏ có tinh dầu như: gây hưng phấn thần kinh, kích dục, tăng trí nhớ, kích thích ăn ngon miệng, tiêu hóa tốt hơn, chữa nôn trướng bụng (gây đánh trung tiện), giảm đau răng đau thắt dạ dày ruột. Hàm lượng caroten (tiền vitamin A) trong lá gấp 10 lần cà chua, dưa chuột và đậu rán. Hàm lượng canxi, sắt cao hơn các rau khác.

Trong 100g rau mùi chứa nhiệt lượng 11kcal, đạm 1,6g, đường 1,2g, canxi 285mg, sắt 4mg, photpho 33mg, kali 631mg, natri 284mg, đồng 0,21mg, magiê 33mg, kẽm 0,45mg, selen 0,53mg, vitamin 52mg, B1 0,14mg, B2 0,15mg, B6 0,01mg, B12 120mg, C 5mg, E 0,8mg, caroten 0,37mg, niacin 1mg, folatin 14mg, pantothenic acid 0,15mg.

Rau mùi

Rau mùi

Bài thuốc hay từ rau mùi

Một số bài thuốc hay từ rau mùi do BS Phó Thu Hương sưu tầm và giới thiệu:

Làm cho sởi mọc nhanh và đều:

Trước mùa sởi, lấy cây mùi già rửa sạch, hong gió cho khô để nấu nước tắm, giặt quần áo cho trẻ 1 – 2 tuần một lần. Khi bị sởi, dùng lá hay hạt giã nhỏ, nhuyễn, với ít rượu trắng, cho vào gói vải xoa nhẹ lên người thứ tự từ trên xuống tay, chân (trừ mặt) hoặc phun bằng miệng (sau khi đã xúc sạch miệng) xong mặc áo kín, tránh giò lùa. Bên trong uống nước sắc rau mùi tươi.

Lợi sữa, chữa thiếu sữa, mất sữa:

– Lá rau mùi khô 50g, hạt mùi 20g, sắc đặc uống mỗi lần 1 chén, ngày 2 lần.

– Hạt mùi 12g, gạo nếp lức 30g, nấu cháo ăn.

– Hạt mùi 6g cho vào ấm cùng 100ml nước, đun sôi khoảng 15 phút lấy nước thuốc chia ra 2 phần uống hết trong ngày.

Làm đẹp da:

Lấy toàn cây mùi già (thân, cành, lá, hoa, quả, rễ) nấu nước tắm làm cho da trở nên mềm mại, sáng đẹp, thơm, dùng gội đầu thường xuyên tóc sẽ đen, dài. Nếu sắc đặc chữa tàn nhang, nốt ruồi trên mặt bằng cách xoa, đắp.

Chữa loét niêm mạc lưỡi:

Lá rau mùi 20g, lá rau húng chanh 12 lá, ngâm nước muối. Nhai kỹ, ngậm nuốt từ từ rất có hiệu quả.

Mặt mọc nốt ruồi đen: hạt mùi sắc nước rửa mặt thường xuyên. (Nam dược thần hiệu).

Chứng đau bụng lâm râm sau khi ăn, bụng hơi đầy chướng, không tiêu: rau mùi 1 nắm, vỏ quýt 8 – 10g, sắc uống khi nước sắc còn ấm.

Kiết lỵ:

Đau bụng mót rặn đi ngoài không được, hoặc ra tí chút kèm máu, mũi, “lờ lờ máu cá”. Hạt mùi 1 vốc sao thơm tán nhỏ, mỗi lần uống khoảng 8g. Nếu lỵ ra máu uống với nước đường, nếu lý ra đờm uống với nước gừng. Ngày 2 lần.

Giun kim:

Hạt mùi tán nhỏ, lòng đỏ trứng gà luộc, ít dầu vừng nhào chung cho đều, nặn thành thỏi nhỏ nhét vào hậu môn của trẻ khi trẻ ngủ qua đêm. Làm 3 đêm liền. Có người bỏ trứng gà.

Chứng lòi dom, sa trực tràng:

Quả mùi đốt lên rồi tắt lửa cho khói lên để xông vào hậu môn.

Lưu ý :

– Phải chọn rau mùi tươi, mới thu hoạch để ăn và làm thuốc. Phải loại bỏ rau cũ nát vàng gây độc hại.

– Không dùng khi đang dùng các thuốc Đông y như: bạch truật, đan bì, đang bị loét dạ dày thì nên kiêng rau mùi

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button