Làm cha mẹ

Lịch khám thai định kỳ đầy đủ nhất mẹ bầu nên biết

Lịch khám, siêu âm thai định kỳ của bà bầu để theo dõi sức khỏe mẹ bầu và thai nhi, phát hiện các bất thường của thai nhi trong suốt quá trình mang thai.

Vì sao phải khám thai định kỳ?

Mang thai là một quá trình sinh lý bình thường mà hầu hết những người phụ nữ đều phải trải qua. Hơn 9 tháng thai kỳ, người phụ nữ sẽ trải qua nhiều thay đổi, biến đổi của cơ thể.

Thai nhi dần lớn lên, mẹ bầu cũng quen dần hơn với việc mang thai… Tuy nhiên, đừng vì thế mà chủ quan, không thăm khám thai định kỳ theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Trên thực tế, nhiều dấu hiệu bất thường của thai nhi như dấu hiệu bệnh down, dị tật thai nhi, bị tim bẩm sinh, não không hoàn thiện… được phát hiện kịp thời nhờ khám thai định kỳ.

Khi được phát hiện sớm, các rủi ro có thể xảy đến với thai nhi và mẹ bầu được xử trí kịp thời, đảm bảo cho quá trình mang thai, sinh nở được an toàn, khỏe mạnh.

Khám thai định kỳ

Khám thai định kỳ

Lịch khám thai định kỳ chuẩn nhất

*Lịch khám thai định kỳ với các mẹ bầu khỏe mạnh:

– 3 tháng đầu khám thai 1 lần.

– 3 tháng giữa khám thai 1 lần.

– Tháng thứ 7,8 mỗi tháng khám 1 lần.

– Tháng thứ 9: 2 tuần khám 1 lần.

– 1 tuần cuối trước khi sanh khám 1 lần.

Lịch khám thai định kỳ trong trường hợp bất thường

Tùy theo tính chất bất thường của bệnh lý hoặc dị tật, bác sĩ sẽ hẹn lịch khám.

Những thời điểm siêu âm thai quan trọng:

– Siêu âm thai lần đầu tiên: Khi phát hiện chậm kinh, cần siêu âm xem thai có hình thành hay không, vị trí thai (trong hay ngoài tử cung)…

– Siêu âm ở tuần thứ 12:

Lần siêu âm thứ nhất được làm vào tuổi thai 11 tuần 6 ngày (12 tuần) đến 13 tuần 6 ngày. Tại thời điểm này, các bác sĩ siêu âm có thể xác định tuổi thai một cách chính xác nhất. Và điều quan trọng hơn là bác sĩ có thể đo khoảng sáng sau gáy nhằm dự đoán một số bất thường nhiễm sắc thể (những bất thường này có thể là nguyên nhân gây bệnh Down, dị dạng tim, chi, thoát vị cơ hoành…). Chỉ số này càng cao thì mức độ nguy cơ càng lớn.Sau thời điểm này, chỉ số này không chính xác và không còn giá trị nữa.

– Siêu âm thai ở tuần thứ 22

Đây là thời điểm mà các cơ quan bên trong thai nhi đã hình thành đầy đủ và khi được siêu âm, các bác sĩ sẽ xem xét xem các cơ quan đó có phát triển bình thường hay không. Các cột sống, hộp sọ, não, tim, phổi, thận, cánh tay và chân của thai nhi ở thời kỳ này đều có thể được nhìn thấy. Ngoài ra, bác sĩ có thể phát hiện hầu hết các bất thường về hình thái của thai nhi như sứt môi, hở hàm ếch, dị dạng ở các cơ quan nội tạng.

Lần siêu âm này rất quan trọng vì nếu cần đình chỉ thai nghén thì phải làm trước tuần thứ 28. Sau thời gian đó, nếu kích thích đẻ non thì thai dị tật vẫn có thể sống và việc chẩn đoán trước sinh sẽ không còn ý nghĩa.

Siêu âm thai ở tuần thứ 32

Lần siêu âm này có thể thực hiện khi thai được 30 – 32 tuần, giúp phát hiện một số vấn đề hình thái xảy ra muộn như bất thường ở động mạch, tim và một vùng cấu trúc của não. Siêu âm lần này cũng giúp nhận biết tình trạng phát triển chậm trong tử cung – một nguyên nhân gây suy thai và ngạt sau đẻ.

Các dị tật được phát hiện trong thời điểm này tuy không thể can thiệp nhưng thầy thuốc và gia đình sản phụ có thể tìm ra cách xử trí phù hợp khi sinh và chuẩn bị cho việc chăm sóc, chữa bệnh cho trẻ kịp thời sau đó.

Như vậy, trong thai kỳ, có 4 lần siêu âm quan trọng ở các thời điểm nói trên. Ngoài ra, khi phát hiện dấu hiệu bất thường, bác sĩ có thể chỉ định siêu âm thêm.

Xem clip khám siêu âm thai 30 tuần tuổi.

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button