Cần biết

Lưu ý khi đi lễ, khấn, cúng tại Đình, Đền, Miếu, Phủ

Cách sắm lễ, dâng hương và những lưu ý khi đi lễ tại Đình, Đền, Miếu, Phủ.

Ý nghĩa

Theo văn hóa truyền thống của người Việt, ở mỗi tỉnh, thành, làng, xã đều có đình, đền, miếu, phủ là nơi lập lên để thờ tự Thần linh, Thành hoàng, Thánh Mẫu. Đây thường là các bậc tiền nhân đã có công với dân làng, xã tắc và dân tộc trong lịch sử đấu tranh, giữ gìn, xây dựng và bảo vệ đất nước.

Theo lệ xưa, người dân vẫn thường đi lễ ở đình, đền, miếu, phủ trong ngày lễ hội, Tết và ngày Rằm, mồng Một để tỏ lòng tôn kính, ngưỡng mộ, biết ơn các bậc Tôn thần đã có công với đất nước, người dân.

Đình, đền, miếu, phủ không chỉ là nơi thờ tự mà còn là nơi sinh hoạt tâm linh, tín ngưỡng. Người dân đến đây để cầu khấn những điều tốt lành và mong muốn được ban những điều tốt đẹp cho bản thân và gia đình.

phu tay ho

Dâng lễ tại Phủ Tây Hồ, ảnh minh họa

Lưu ý khi đi lễ:

Trình tự dâng lễ

– Theo lệ thường, người ta lễ thần Thổ địa, thủ Đền trước, gọi là lễ trình. Gọi là lễ trình vì đó là lễ cáo Thần linh Thổ Địa nơi mình đến dâng lễ. Người thực hành tín ngưỡng cao lễ Thần linh cho phép được tiến hành lễtại Đình, Đền, Miếu, Phủ.

Sau đó người ta sửa sang lễ vật một lần nữa. Mỗi lễ đều được sắp bày ra các mâm và khay chuyên dùng vào việc cúng lễ tại Đình, Đền, Miếu, Phủ.

– Kế đến là đặt lễ vào các ban. Khi dâng lễ phải kính cẩn dùng hai tay dâng lễ vật, đặt cẩn trọng lên bàn thờ. Cần đặt lễ vật lên ban chính trở ra ban ngoài cùng.

– Chỉ sau khi đã đặt xong lễ vật lên các ban thì mới được thắp hương.

– Khi làm lễ, cần phải lễ từ ban thờ chính đến ban ngoài cùng. Thường lễ ban cuối cùng là ban thờ cô thờ cậu.

+ Không đặt tiền lên các ban, các mâm quả, vào tay/người tượng Phật/Thánh …, vui lòng cho vào hòm công đức

+ Trước khi đi lễ không nên ăn những thực phẩm chế biến có Tỏi

– Thứ tự khi thắp hương:

Thắp từ trong ra ngoài

Ban thờ chính của điện được đặt theo hàng dọc, ở gian giữa được thắp hương trước.

Các ban thờ hai bên được thắp hương sau khi đã thắp xong hương ban chính ở gian giữa.

Khi thắp hương cần dùng số lẻ: 1, 3, 5, 7 nén. Thường thì 3 nén.

Sau khi hương được châm lửa thì dùng hai tay dâng hương lên ngang trán, vái ba vái rồi dùng cả hai tay kính cẩn cắm hương vào bình trên ban thờ.

Nếu có sớ tấu trình thì kẹp sớ vào giữa bàn tay hoặc đặt lên một cái đĩa nhỏ, hai tay nâng đĩa sớ lên ngang mày rồi vái 3 lần.

Trước khi khấn thường có thỉnh chuông. Thỉnh ba hồi chuông. Thỉnh chuông xong thì mới khấn lễ.

Khi tiến hành lễ dâng hương bạn có thể đọc văn khấn, sớ trình trước các ban, hoặc chỉ cần đặt văn khấn, sớ trình lên một cái đĩa nhỏ, rồi đặt vào mâm lễ dângcúng cũng được.

Khi hoá vàng thì phải hoá văn khấn và sớ trước.

Hạ lễ

Sau khi kết thúc khấn, lễ ở các ban thờ, thì trong khi đợi hết một tuần nhang có thể viếng thăm phong cảnh nơi thừa tự, thờ tự.

Khi thắp hết một tuần nhang có thể thắp thêm một tuần nhang nữa. Thắp nhang xong, vái 3 vái trước mỗi ban thờ rồi hạ tiền, vàng… (đồ mã) đem ra nơi hoá vàng để hoá. Khi hoá tiền, vàng… cần hoá từng lễ một, từ lễ cảu ban thờ chính cho tới cuối cùng là lễ tiền vàng… ở ban thờ Cô thờ cậu.

Hoá tiền vàng xong mới hạ lễ dâng cúng khác. Khi hạ lễ thì hạ từ ban ngoài cùng vào đến ban chính. Riêng các đồ lễ ở bàn thờ Cô, thờ Cậu như gương, lược… thì để nguyên trên bàn thờ hoặc trả nơi đặt bàn thờ này có nơi để riêng thì nên gom vào đó mà không đem về.

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button