Khám phá

16 cặp từ hay nhầm lẫn dễ gây “xoắn não” nhất trong tiếng Việt

Phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam. Ngay cả khi đã dùng tiếng Việt như tiếng mẹ đẻ, thì vẫn có rất nhiều người không phân biệt được những cặp từ gần giống nhau dưới đây

Có bao nhiêu bạn tự tin là mình sử dụng đúng hết 15 cặp từ này? Nếu ngồi mà thảo luận từ nào đúng từ nào sai chính tả thì chắc chắn sẽ gân cổ lên mà cãi thôi. Thử xem khả năng sử dụng tiếng mẹ đẻ của mình tới đâu nhé.

Ông bà ta nói quả chẳng sai chút nào. Dù đẹp bao nhiêu, hay bao nhiêu nhưng không ai có thể phủ nhận rằng tiếng Việt là một trong những ngôn ngữ rắc rối và phức tạp nhất thế giới. Có những từ quen miệng đọc là vậy nhưng khi đặt bút viết là trái ngược hoàn toàn đấy. Chúng ta hãy cùng nhau tham khảo bài viết dưới đây nhé:

1

– Độc giả là từ chỉ người đọc sách báo nói chung, thường là trong mối quan hệ với người làm sách như tác giả, nhà xuất bản.

– Đọc giả: không có nghĩa

2

– Giành giật: tranh giành, tranh cướp

– Dành giật: không có nghĩa

3

– Nhậm chức là giữ chức, gánh vác, đảm đương chức vụ

– Nhận chức: không có trong từ điển tiếng việt

4

– Giả thuyết: được sử dụng trong trường hợp muốn nêu luận điểm mới trong khoa học để giải thích một hiện tượng tự nhiên nào đó và tạm được chấp nhận, chưa được kiểm nghiệm, kiểm chứng.

– Giả thiết: được dùng để chỉ điều cho trước trong một định lý hay một bài toán để căn cứ vào đó mà suy ra kết luận của định lý hay để giải bài toán.

Bởi vậy, hai từ “giả thiết” và “giả thuyết” đều đúng, chỉ là bạn nên chọn từ thật đúng trong mỗi trường hợp mà thôi.

5

– Chia sẻ có nghĩa là chia ra thành từng phần, từ một chỉnh thể; “sẻ” là chia bớt ra, lấy ra một phần.

– Chia xẻ vẫn có nghĩa là làm nhỏ ra thành từng phần từ một chỉnh thể, trong khi đó “xẻ” nghĩa là chia, bổ, cắt cho rời ra theo chiều dọc, không để dính liền nhau nữa, hay có nghĩa là đào cái gì cho thông, thoát (VD: xẻ rãnh thoát nước).

Bởi vậy, có thể nói, hai từ “chia sẻ” và “chia xẻ” này cùng là động từ, có nghĩa gần giống nhau nhưng cách dùng từ khác nhau. Bạn nên chọn từ đúng trong mỗi trường hợp, chứ đừng cãi cố là không có từ “chia xẻ” nhé!

6

– Chín muồi: rất chín, đạt đến độ ngon nhất, đạt đến độ phát triển đầy đủ nhất

– Chín mùi: không có nghĩa

7

– Tham quan: đi đến tận nơi để quan sát và học hỏi, mở mang kiến thức

– Thăm quan: “thăm” là tiếng Nôm, còn “tham” và “quan” là tiếng Hán Việt, không thể ghép tiếng Nôm và tiếng Hán Việt vào nhau được

8

– Sáp nhập: ngoài nghĩa là cắm vào, cài vào thì còn có nghĩa là liền ngay bên cạnh, xích gần lại đến mức không còn khoảng cách.

– Sát nhập: Một vài cuốn từ điển tiếng Việt đề cập đồng thời hai từ “sáp nhập” và “sát nhập” với nghĩa tương tự nhau.

Tuy nhiên, theo ý kiến của tiến sĩ Nguyễn Ngọc Quận – Trưởng Bộ môn Hán Nôm Khoa Văn học và khoa Ngôn ngữ – trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn thì không nên sử dụng hai từ này giống nhau bởi nó không thật hợp lý.

9

– Tựu trung: tóm lại, biểu thị điều sắp nêu ra là cái chung, cái chính trong những điều vừa nói đến. Ví dụ: Mỗi người nói một kiểu nhưng tựu trung đều tán thành cả.

– Tựu chung: không có trong từ điển tiếng việt

10

– Vô hình trung: tuy không có chủ định, không cố ý nhưng tự nhiên lại tạo ra, gây ra việc nói đến. Ví dụ: “Anh không nói gì, vô hình trung đã làm hại nó”.

– Vô hình chung: không có nghĩa.

11

– Chẩn đoán: dựa theo triệu chứng và kết quả xét nghiệm mà xác định bệnh tật

– Chuẩn đoán: không có nghĩa

12

– Súc tích: vừa ngắn gọn vừa làm cho người đọc hiểu được ý của nó.

– Xúc tích: sai chính tả

13

– Bạt mạng: liều lĩnh, bất chấp hiểm nguy

– Bạc mạng: không có nghĩa

14

– Cọ xát: cọ đi cọ lại hai vật vào nhau, thử thách trong những hoàn cảnh khác nhau

– Cọ sát: không có nghĩa

15

– Xán lạn: rực rỡ, sáng sủa

– Sáng lạng: sai do cách phát âm

(Theo Hạnh Nguyên – Bestie.vn)

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button