Khám phá

Con lai đầu tiên giữa người và cừu: Liệu chỉ dừng lại ở phục vụ ghép tạng?

Nghe thật phi lý nhưng các nhà khoa học thực sự đã tạo ra đứa con lai giữa cừu và người dưới dạng phôi thai đầu tiên của thế giới.

Mới đây, 2 nhà nghiên cứu Hiro Nakauchi thuộc Đại học Stanford và Pablo Ross thuộc Đại học California tuyên bố đã tạo ra thành công phôi thai giữa người và cừu. Đặc biệt hơn, tổ hợp này đã tồn tại được 28 ngày dưới dạng phôi, bất chấp nhiều thất bại trước đó.

Cụ thể, các nhà khoa học đã đưa tế bào gốc lấy từ người trưởng thành vào phôi cừu ở giai đoạn đầu sau thụ tinh. Sau đó, họ đưa phôi trở lại vào cừu cái, chờ đợi sự tồn tại và phát triển của chúng. Cứ khoảng 10.000 tế bào cừu thì có 1 tế bào con người và các nhà khoa học đang đặt rất nhiều hy vọng vào phôi thai này.

1

Con lai giữa người và cừu ư? Thế giới này vẫn chưa đủ kì quặc sao?

Con lai giữa người và cừu? Bạn có thể sẽ không tin nổi vào tai mình trước thí nghiệm nghe thật điên rồ này. Tuy nhiên, các nhà khoa học lại đang cố gắng hướng tới một mục tiêu vô cùng chính đáng và nghiêm túc: Họ hy vọng con lai nửa người nửa thú này sẽ tạo ra những bộ phận cơ thể người bên trong cơ thể động vật. Từ đó, những con lai đặc biệt ấy sẽ là nguồn cung cho việc ghép tạng cùng một số mục tiêu y khoa khác.

Hiện, nhóm nghiên cứu đang đi những bước sơ khai đầu tiên. Mục tiêu của nhóm là cố gắng kéo dài sự sống của phôi lên 70 ngày, thậm chí là nhiều hơn nữa. Nếu muốn tạo ra nội tạng người trong chính cơ thể cừu, số lượng tế bào người trong cơ thể đứa con lai phải đạt ít nhất 1%.

2

Số lượng tế bào người trong cơ thể đứa con lai phải đạt ít nhất 1% nếu ta muốn tạo ra nguồn nội tạng thay thế.

Trung bình mỗi ngày ở Mỹ, người ta ước tính có tới 20 người chết vì không có đủ nội tạng thay thế. Trong tương lai, đứa con chung giữa người và cừu sẽ mang chính tế bào gốc của bệnh nhân. Từ đó, cơ thể con lai sẽ sở hữu những tế bào, thậm chí là bộ phận cơ thể phù hợp với người bệnh. Tình trạng thải ghép hay việc phải dùng thuốc ức chế miễn dịch lâu dài đối với người mắc bệnh hiểm nghèo sẽ được kiểm soát, thậm chí là thay đổi và cải thiện.

Ngoài việc ghép nội tạng, các nhà khoa học cũng hướng mục tiêu đến những bệnh nhân mắc tiểu đường tuýp 1. Trước đây, các thử nghiệm cấy ghép tế bào đảo tụy của người khác với người mắc tiểu đường đã được thực hiện nhưng tỉ lệ thải ghép quá cao đã không mang lại kết quả khả quan.

Đây không phải lần đầu tiên những nỗ lực cấy ghép phôi thai giữa người và vật được công bố. Trước đấy, các nhà khoa học Mỹ đã cấy tế bào gốc của người vào trong phôi thai lợn với hy vọng tạo ra cơ thể lợn tương thích với cơ thể người. Từ đó xây dựng nguồn hiến tạng cho 120.000 bệnh nhân chờ cấy ghép nội tạng, trong đó có đến hơn một ngàn trẻ em dưới 10 tuổi.

2

Giống với những ý tưởng cấy ghép trước đây, việc tạo ra phôi thai giữa người và cừu tiếp tục vấp phải nhiều ý kiến trái chiều từ dư luận. Không ít chỉ trích cho rằng một cá thể lai tạo được sinh ra bất chấp nghịch lý tự nhiên chỉ để cung cấp bộ phận cho con người là điều không nhân văn.

Bên cạnh đó, các chuyên gia tế bào gốc khẳng định tỉ lệ tế bào gốc người ở phôi thai cừu (khoảng 0,001%) là quá thấp để cấy ghép nội tạng thành công, chưa đủ để sản sinh nội tạng. Tế bào người phải chiếm khoảng 1% phôi thai mới có thể ngăn hệ miễn dịch đào thải. Chưa kể nguy cơ mà những virus động vật còn sót trong ADN của cừu.

4

Dù có thể sẽ là nguồn hiến tạng lớn cho con người nhưng dư luận vẫn không khỏi băn khoăn, lo sợ trước một loạt thí nghiệm trên bởi nó đang tạo ra những điều phi tự nhiên. Chuyện gì sẽ xảy ra nếu sống giữa loài người là những sinh vật lai tạo? Chúng ta luôn cho mình là động vật thượng đẳng, vậy cách hành xử nào là phù hợp đối với những nửa người nửa thú?

Sẽ ra sao nếu một linh hồn con người sinh ra, đày đọa trong thân xác thú vật? Nếu con lai giữa cừu và người thực sự lớn lên, chúng sẽ được đối xử như thế nào? Ranh giới giữa việc tạo ra sản phẩm khoa học và tạo ra một con quái vật, quả là vô cùng mong manh.

Tổng hợp

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button