Khám phá

Chiếc gương nhỏ, vật bất ly thân của lính đặc nhiệm Mỹ có thể “cứu mạng người” – Vì sao?

Một chiếc gương nhỏ mang theo khi đi rừng, sa mạc hay đi biển lại có thể giúp bạn thoát chết trong trường hợp nguy cấp. Đây là lý do!

Trong sổ tay sinh tồn của lực lượng không quân Mỹ, chiếc gương nhỏ gọn chính là vật có thể “cứu mạng người”, vì sao vậy?

Khi chúng ta đi lạc trong rừng, biển hay sa mạc thì những thiết bị hiện đại nhất như điện thoại dường như trở nên vô dụng (điện thoại ngoài tầm phủ sóng hay hết pin), khiến bạn khó lòng có thể gọi người cứu giúp.

Ngoài một số cách làm tín hiệu cầu cứu như xếp đá theo hình mũi tên, đốt lửa làm dấu hiệu hay dùng quần áo treo ở trên cao thường được sử dụng thì có một cách đơn giản nhưng tỏ ra hiệu quả không kém: Sử dụng gương soi!

Trước khi tìm hiểu sâu thêm về cách thức sử dụng của nó, hãy đọc qua câu chuyện có thật dưới đây:

Câu chuyện sống sót thần kỳ nhờ sử dụng gương làm tín hiệu

Năm 1980, một bác sĩ quân y đang ở trên một chiếc bè sau 2 tuần thám hiểm sông Colorado, đại vực Grand Canyon, Arizona (ở Mỹ) thì gặp một tai nạn.

Khi ông cùng hai người đàn ông khác đang đứng trên bờ để chuẩn bị thả bè cho chuyến thám hiểm Crystal Rapids (một đoạn sông rất nguy hiểm), bất ngờ, sợi dây vướng vào chân ông và kéo ông qua những tảng đá với những cơn sóng mạnh, may mắn là người con trai 24 tuổi đã nhanh chóng đuổi theo và cắt sợi dây nhưng vị bác sĩ lại bị thương rất nặng (đầu gối và khung chậu bị vỡ, hông bị biến dạng…).

1

Đoạn sông Crystal Rapids nổi tiếng là rất nguy hiểm vì sóng mạnh và nhiều đá. Ảnh web.mst.edu.

Ông cần phải tới bệnh viện ngay để chữa trị nếu không sẽ rất nguy hiểm đến tính mạng, vấn đề ở đây là không có cách nào để gọi người giúp trong tình huống ngặt nghèo đó. Trong lúc “dầu sôi lửa bỏng” thì một thành viên đã nhanh trí nghĩ ra một cách gọi giúp đỡ khi nhìn thấy chiếc gương.

Ông lấy chiếc gương và tạo ra tín hiệu nhấp nháy theo mã Morse nhờ ánh sáng Mặt Trời, thông điệp mà ông tạo ra theo mã Morse là “SOS” (cấp cứu), chỉ sau vài phút với một chút may mắn khi một phi công đang bay ở độ cao 10.700 m phía trên vô tình nhìn thấy.

2

Gương có thể giúp tạo sự chú ý hay truyền thông điệp từ khoảng cách xa. Nguồn: Youtube/rafowell.

Người phi công nhận ra ai đó bên dưới đang cần sự giúp đỡ và hạ xuống để vị bác sĩ có thể mau chóng được đưa tới bệnh viện gần nhất.

Còn rất nhiều trường hợp thoát chết khỏi tình cảnh nguy hiểm nhờ biết cách sử dụng các vật dụng đơn giản, quen thuộc như vậy.

Và cách sử dụng gương để tạo tín hiệu cầu cứu có lẽ sẽ phương pháp đơn giản nhưng có thể cứu mạng bạn trong tình huống xấu nhất, hãy thử tìm hiểu cách làm này ngay nào:

Sử dụng gương làm tín hiệu cầu cứu SOS

Ưu điểm của phương pháp này là rất đơn giản, vật dụng thường được mang đi trong các chuyến đi thám hiểm, đi chơi ở rừng hay biển và quan trọng nhất là khoảng cách truyền thông tin khá xa nhưng nhược điểm của nó là chỉ dùng được khi có nắng!

Đây là cách mà bạn có thể tìm thấy trong sổ tay sinh tồn của lực lượng không quân Mỹ hay trong Thế chiến II, các hoa tiêu hải quân luôn mang bên mình một chiếc gương trong cẩm nang sinh tồn của mình.

Năm 1800, quân đội Mỹ còn sử dụng gương để truyền tín hiệu xuyên qua sa mạc rộng lớn từ Arizona tới New Mexico.

3

Gương rất thích hợp cho việc truyền tín hiệu ở khoảng cách xa. Ảnh WISH-TV.

Đầu những năm 1800, nhà toán học và nhà khoa học người Đức tài năng Carl Friedrich Gauss đã chứng minh được rằng một chiếc gương nhỏ có diện tích bề mặt 6,5 cm2 có thể phản chiếu ánh sáng Mặt Trời trong bán kính 11 km.

Đây là một khoảng cách không tồi đối với một vật dụng nhỏ đơn giản mà bạn có khi rơi vào tình trạng nguy hiểm.

Sau đó, năm 1860 một sĩ quan quân đội Anh có tên Henry Christopher Mance đã nghĩ ra cách tạo ra thông điệp cầu cứu từ kết quả mà Gauss đưa ra có tên máy quang báo (heliograph). Việc còn lại mà bạn cần để phát đi thông điệp SOS là biết về mã Morse.

Mã Morse được họa sĩ Samuel Finley Breese Morse (1791 – 1872) phát minh vào những năm 1870 – 1967, sau đó trở nên thịnh hành vào cuối thế kỷ 18 và đầu thế kỷ 19 như một bảng mã tín hiệu mã hóa ký tự dùng để truyền thông tin trong các cuộc chiến tranh.

Theo đó, tất cả những ký tự thông thường (chữ cái, dấu chấm, phẩy hay cả các ký tự đặc biệt) đều sẽ được mã hóa thành các phần tử dài và ngắn (chấm và gạch). Về hình thức thì có rất nhiều cách để biểu diễn loại mã này như thể hiện bằng âm thanh, các dấu hay gạch, hoặc các xung…

Ở đây, chúng ta sẽ tìm hiểu cách sử dụng bằng ánh sáng (sự nhấp nháy) để truyền đạt thông tin.

avt

Về cơ bản, bạn có thể sử dụng gương (hay bất cứ vật gì có thể phản quang tốt như ly, mắt kính, đĩa CD…) chỉ đơn giản là để gây chú ý dù không biết cách truyền tín hiệu SOS bằng mã Morse, việc cần làm chỉ là phản chiếu ánh sáng nhằm thu hút sự chú ý để người khác biết rằng bạn đang cần giúp đỡ.

Đó là trường hợp xảy ra năm 1991 khi một máy bay rơi xuống biển Caribe, 4 người sống sót đang cố vật lộn với sự sống bằng tiếng la hét nhằm gây sự chú với những con tàu hay máy bay đi gần khu vực của mình nhưng không thành công.

Sau 2 đêm lênh đênh trên biển với sự tuyệt vọng, tưởng chừng như đã không còn chút hy vọng sống le lói nào thì một ý tưởng chợt lóe lên trong đầu họ, bằng cách dùng chiếc thẻ tín dụng để phản chiếu ánh sáng Mặt Trời vào một chiếc máy bay, họ đã được cứu sống thần kỳ!

Nguồn: https://soha.vn/chiec-guong-nho-vat-bat-ly-than-cua-linh-dac-nhiem-my-co-the-cuu-mang-nguoi-vi-sao-20170919144154027.htm

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button