Khám phá

Bị dư luận phản đối kịch liệt, tác giả “Chữ Việt Nam song song 4.0” nói gì?

Bộ chữ Tiếng Việt không dấu “Chữ Việt Nam song song 4.0” sau khi được cấp bản quyền đã gây tranh cãi lớn trên mạng xã hội. Nhiều người cho rằng bộ chữ thiếu tính thực tế, thừa thãi và thậm chí rắc rối vì có quá nhiều quy tắc.

Ngày 25/3, Công trình chữ Quốc ngữ cải tiến của anh Kiều Trường Tâm và đồng tác giả – thầy Trần Tư Bình chính thức nhận được bản quyền số 1850/2020/QTG từ Cục Bản quyền tác giả thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Kiểu chữ này được đặt tên là “Chữ Việt Nam song song 4.0”.

Công trình “Chữ Việt Nam song song 4.0” là sự kết hợp giữa “Chữ Việt Nhanh” của tác giả Trần Tư Bình và “Ký Hiệu Dấu” của tác giả Kiều Trường Lâm khi dùng 18 chữ cái thay cho các dấu phụ, dấu thanh cho phép người dùng đọc được chữ Việt không dấu lưu loát một cách trọn vẹn nhất. Riêng chữ “Việt Nam” được viết tắt thành “VN” vì còn cần xin ý kiến Quốc hội về tên.

Công trình “Chữ Việt Nam song song 4.0” được cấp bản quyền đã thể hiện sự sáng tạo và công sức tìm tòi của hai tác giả. Tuy nhiên, tính thực tế của kiểu chứ mới hoàn toàn không được đánh giá cao vì quá nhiều quy tắc và chưa tính đến thói quen, tâm lý sử dụng ngôn ngữ hiện nay. Vậy nên sau khi công bố trên mạng xã hội, bộ CVNSS 4.0 đã ngay lập tức nhận về nhiều chỉ trích kịch liệt vì tính phi thực tế của công trình.

1

Bài thơ Qua Đèo Ngang của Bà huyện Thanh Quan được ông Trần Tư Bình viết bằng kiểu chữ mới CVNSS 4.0 (Ảnh: NVCC)

2

Ông Trần Tư Bình và đồng tác giả – Kiều Trường Lâm. (Ảnh: NVCC)

Tuy nhiên, sau khi được cấp phép bản quyền, hai tác giả cũng mong muốn công trình “Chữ Việt Nam song song 4.0” sẽ sớm được ứng dụng trong đời sống thực tiễn. Đồng thời nhóm tác giả cũng mong muốn có thêm nhiều chuyên gia thẩm định để có thể đánh giá chính xác về giá trị của công trình.

Chỉ mất 3 buổi để thành thạo đối với trình độ học sinh lớp 12

Sau khi công bố toàn bộ nghiên cứu trên các phương tiện truyền thông, nhóm tác giả vấp phải không ít ý kiến trái chiều từ dư luận. Nhiều người cho rằng công trình này là phi thực tế, ảnh hưởng đến cách luyến láy âm của chữ Quốc ngữ thường có. Bên cạnh đó, một số ý kiến cũng chỉ trích loại chữ này thừa thãi và rắc rối vì có quá nhiều quy ước.

3

4

Nhiều ý kiến trái chiều dưới bài đăng của hai tác giả công trình CVNSS 4.0. (Ảnh cap màn hình)

Trước các luồng ý kiến trái chiều, tác giả Trần Tư Bình cho biết hai tác giả đã chuẩn bị sẵn tinh thần “ăn chửi” trước khi công bố lên MXH: “Hơn 10 năm qua tôi đăng bài giới thiệu vào các diễn đàn cũng bị dân mạng ném đá tục tĩu nên cũng quen rồi. Bản thân bạn Trường Lâm cũng biết việc này và cũng đã chuẩn bị tinh thần khi cả hai bắt đầu làm việc và công bố”.

Tác giả cho biết phần lớn ý kiến của dân mạng nêu ra khi chưa thực sự hiểu về bản chất của kiểu chữ mới: “Chữ Viết Nhanh có tất cả 34 quy ước rút gọn tối ưu từ chữ Quốc ngữ. Sau khi nắm vững 34 quy tắc này, ta chỉ cần học thuộc 18 chữ cái thay cho các dấu phụ (dấu: nón, móc, trăng) và các dấu thanh (sắc, huyền, hỏi, ngã, nặng) là có thể viết được CVNSS 4.0. Như vậy tổng cộng 52 quy ước trong CVNSS 4.0. Vì có đến 52 quy ước nên ai đọc lướt chắc chắn sẽ thấy dài và khó hiểu”.

Tác giả Trần Tư Bình cho biết thêm: “Trung bình, học 3 buổi là thành thạo đối với trình độ học sinh lớp 12. Đó là một buổi học lý thuyết Chữ Viết Nhanh, 1 buổi học CVNSS 4.0 và buổi thứ 3 thực hành gõ sẽ thành thạo. Các ý kiến trái chiều chỉ vì họ chưa quen, không ảnh hưởng đến việc sáng tạo chữ viết của tôi và Trường Lâm. Bây giờ, hai chúng tôi nhìn kiểu chữ mới này thi đọc nhanh như khi đọc chữ Quốc ngữ vậy”.

Tác giả cho biết so với chữ Quốc ngữ, kiểu chữ mới này có một số tính năng ưu việt hơn: “Chữ VN Song Song 4.0 cũng có thể tích hợp vào các bộ gõ để bung ra chữ quốc ngữ và có thể tiết kiệm thời gian gõ khoảng 25-30%. Trong một văn bản trên giấy A4, số lượng chữ cái ở chữ Quốc ngữ gần như tương đương với số lượng của CVNSS. Bên cạnh đó, CVNSS 4.0 ra đời sẽ khắc phục được nhược điểm gây hiểu lầm trong CQN viết không dấu khi sử dụng trên điện thoại, zalo, chat…”

Nhóm tác giả cũng mong muốn sẽ có thêm nhiều chuyên gia thẩm định để có thể đánh giá đúng hơn về giá trị của công trình. Hiện tại đã có ông Bùi Đăng Bình hiện đang làm ở Viện Ngôn Ngữ học đồng ý gặp mặt để trao đổi nhưng vì dịch cúm nên chưa thực hiện được.

Thời gian tới, ông Trần Tư Bình sẽ dành thời gian để nghiên cứu kỹ và vắn tắt lại cách sử dụng CVNSS 4.0. Bắt đầu từ tháng 6/2020, tác giả cũng tổ chức cuộc thi có thưởng trên website của chính mình. Còn tác giả Kiều Trường Lâm sẽ dạy online cho khoảng 10 người ở Hà Nội để rút kinh nghiệm. Tương lai, Trường Lâm muốn tổ chức giới thiệu kiểu chữ mới trong một vài buổi học ngoại khóa ở các trường ĐH, Cao đẳng.

Không có ý định cải tiến chữ Quốc ngữ

Theo tác giả, sở dĩ tên gọi của kiểu chữ mới là “Chữ Việt Nam song song 4.0” là vì đây không phải chữ viết thay thế chữ Quốc ngữ mà chỉ là một kiểu chữ viết tay hoặc nhắn trên màn hình, máy tính. Kiểu chữ sẽ cho phép người dùng đánh không dấu rất nhanh mà không phải lo về sự hiểu nhầm ý nghĩa, khiến việc đánh máy trở nên nhanh và dễ dàng mà không cần thông qua phần mềm nào.

Tác giả Trần Tư Bình khẳng định không hề có mục đích cải tiến chữ Quốc ngữ: “Gọi là Chữ Việt Nam song song vì chúng tôi không có tham vọng dùng nó thay thế chữ Quốc ngữ như một số thông tin thời gian gần đây. Bộ chữ của chúng tôi chỉ là một loại chữ viết tắt không dấu, dùng song song với chữ Quốc ngữ. Đó là cách viết tay hay viết trên điện thoại và không cần dùng bất cứ phần mềm nào”.

Cách viết Chữ Việt Nam song song 4.0 theo bản hướng dẫn mới nhất của tác giả Trần Tư Bình

5

6

7

8

9

10

(Ảnh: NVCC)

Theo Tri Thức Trẻ

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button