Khám phá

Bên trong não người hướng nội có gì mà khiến họ hay bị hiểu nhầm là nhút nhát, thụ động, ít nói?

Người hướng nội không đơn giản chỉ là ngại giao tiếp và thích ở một mình đâu nhé! Họ còn rất nhiều đặc điểm khác mà chưa chắc bạn đã khám phá được hết.

Hẳn bạn từng nghe đến 2 khái niệm “hướng nội” và “hướng ngoại”? Và chắc chắn, nhiều người vẫn hiểu đơn giản: Hướng nội thích 1 mình, hướng ngoại thì thích đám đông, đúng không? Thật sự, bên trong mỗi người đều tồn tại 1 phần hướng ngoại và 1 phần hướng nội. Nhưng phần nào mạnh hơn sẽ quyết định bạn là ai!

Người hướng nội thường bị coi là những người ít nói, có vẻ hơi nhút nhát, sợ sệt và thu mình lại với đám đông. Tuy nhiên điều này liệu có đúng? Cùng khám phá xem cấu tạo bên trong não người hướng nội có gì khác so với mọi người không nhé!

1. Chất dẫn truyền thần kinh

Trong não bộ chúng ta có một chất dẫn truyền thần kinh gọi là Dopamine. Dopamine được biết đến như tiền chất của nhiều chất khác, trong đó có epinephrine. Loại chất dẫn truyền này mang đến cho chúng ta những cảm xúc hạnh phúc nhất thời, và rất mãnh liệt khi chúng ta hành động nhanh chóng. Ngoài ra nó ảnh hưởng đến thái độ chấp nhận rủi ro hay tìm kiếm sự mới lạ một cách nhanh bất ngờ.

Bộ não người hướng ngoại ít nhạy cảm với dopamine, do đó, họ cần phải kích hoạt dopamine nhiều hơn để thấy hạnh phúc. Họ phải tăng cường những cuộc nói chuyện, vận động liên tục và tiếp xúc với người mới để nhận được nhiều hơn những phản ứng khoái lạc đến từ dopamine.

Ngược lại, bộ não của người hướng nội rất nhạy cảm với dopamine, do đó, nếu có quá nhiều dopamine được kích hoạt sẽ khiến họ trở nên lo lắng hay bị quá tải căng thẳng.

1

Điểm khác thứ 2 đến từ chất Acetylcholine – cũng hoạt động như một chất dẫn truyền thần kinh, và xuất hiện trong toàn bộ hệ thần kinh. Cũng không khác mấy với dopamine, chỉ là acetylcholine làm chúng ta cảm thấy thoải mái hơn khi hướng vào bên trong. Tác dụng của nó tinh tế hơn. Nó làm cho người hướng nội luôn hướng vào bên trong và dành nhiều thời gian tập trung việc gì đó.

Chính vì vậy, người hướng nội thích những hoạt động như đọc sách, tập trung hoặc sử dụng tâm trí của họ bất cứ khi nào có thể. Nhưng ở người hướng ngoại thì không như vậy, bộ não cả họ khá “trơ” với chất này.

2. Sự khác biệt trong hệ thần kinh

Hệ thần kinh của người hướng nội có hẹp hơn so với người hướng ngoại? Thực chất là cả người hướng nội hay hướng ngoại đều sử dụng hai phần của hệ thần kinh và tùy vào thời điểm cụ thể mà sử dụng.

Trong hệ thống thần kinh của con người được chia làm 2 phần là hệ thống thần kinh giao cảm (the sympathetic nervous system – SNS) và hệ thống thần kinh đối giao cảm (the parasympathetic nervous system – PNS).

Một bên SNS thường kích hoạt những phản ứng hành vi chiến đấu, sợ hãi thì ngược lại bên kia PNS lại có xu hướng kích hoạt sự thư giãn, nghĩ ngơi.

2

Khi hệ thống thần kinh của chúng ta kích hoạt hệ thống thần kinh giao cảm (SNS) thì lượng Adrenaline sẽ được giải phóng, glucose cung cấp thêm năng lượng cho cơ bắp, đồng thời làm tăng oxy. Các suy nghĩ cân nhắc hay thận trọng của bạn sẽ bị hạn chế. Dù cho dopamine làm tăng sự tỉnh táo của bạn.

Ngược lại nếu bạn kích hoạt hệ thống thần kinh đối giao cảm (PNS) thì cơ bắp được thư giãn, Acetylcholine lại được tiết ra, góp phần làm tăng sự tỉnh táo cho não trước của bạn.

Người hướng ngoại ưa thích sử dụng hệ thận kinh giao cảm hơn khiến họ được hành động nhiều, nhanh, mạnh mẽ. Ngược lại, người hướng nội ưa thích hệ thần kinh đối giao cảm khiến những hành động của họ có phần chậm rãi và điềm tĩnh.

3

Những gì người hướng nội muốn và nói ra đôi khi thật trái ngược!

3. Độ dài đường truyền tín hiệu của tác nhân kích thích

Bạn có bao giờ tự hỏi tại sao người hướng nội thường có suy nghĩ làm quá? Tất cả thông tin chúng ta tiếp nhận hằng ngày (hình ảnh, âm thanh, cảm giác) đều đi qua một con đường đến với phần tiếp nhận ở não trước. Với người hướng nội, con đường này sẽ dàu hơn và đi qua nhiều vùng trong não hơn so với người hướng ngoại.

Tín hiệu kích thích di chuyển qua nhiều vùng não bao gồm:

– Mặt phải trước của vỏ não: Khu vực liên quan đến sự đồng cảm, khả năng tự suy nghĩ và cả những ý nghĩ cảm xúc. Đây cũng là khu vực của bộ não thông báo lỗi.

– Vùng Broca: Nơi hình thành nên kế hoạch hay dự định về việc độc thoại nội tâm.

– Thùy trước bên phải và bên trái: Lập kế hoạch và chọn ý tưởng hoặc hành động. Đây cũng là khu vực phát triển sự kỳ vọng và đánh giá kết quả đầu ra.

– Vùng hồi hải mã trái: Nơi lưu dấu những vùng ký ức dài hạn.

4

4. Mật độ chất xám ở vùng trán

Một nghiên cứu khoa học đã phát hiện rằng người hướng nội có mật độ chất xám nhiều và dày hơn ở vũng não trước so với người hướng ngoại. Đây là vùng não liên quan đến suy nghĩ trừu tượng và ra quyết định. Điều này lý giải tại sao người hướng nội lại dành nhiều thời gian suy nghĩ một vấn đề trong khi người hướng ngoại có xu hướng hành động ngay lập tức.

(Nguồn: Introvert, Independent)

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button