Sức khỏe

Bé bị thủy đậu nên kiêng gì và chú ý những gì?

Thủy đậu hay còn gọi là trái rạ là bệnh mà trẻ em hay mắc phải, do vi rút Varicella zoster xâm nhập cơ thể. Khi bị thủy đậu, người bệnh có biểu hiện chóng mặt, sốt, nổi mẩn khắp cơ thể. Bệnh dễ lây lan nên cần được cách ly…

Dấu hiệu của bệnh thủy đậu

Triệu chứng khởi đầu của bệnh thủy đậu hay còn gọi là đột nhiên bị sốt nhẹ, sổ mũi, cảm thấy người không khỏe và da nổi mẩn đỏ.

• Thông thường mẩn đỏ bắt đầu bằng những chùm nhỏ rồi biến thành những mụn nước và đóng vảy.

• Mẩn đỏ xuất hiện trong ba đến bốn ngày. Ở bất cứ thời điểm nào, các vết lở của mẩn đỏ thay đổi theo các giai đoạn phát triển khác nhau.

• Thông thường các triệu chứng bệnh sẽ xuất hiện trong hai tuần lễ sau khi người ta tiếp xúc với siêu vi khuẩn gây bệnh.

• Đa số người bệnh đều bình phục mà không bị biến chứng, nhưng đôi khi bệnh thủy đậu có thể dẫn tới những biến chứng trầm trọng hơn, chẳng hạn như bị viêm phổi và viêm não. Trong trường hợp hãn hữu, bệnh có thể gây tử vong.

Bệnh thủy đậu có thể gây biến chứng ở trẻ em

Bệnh thủy đậu có thể gây biến chứng ở trẻ em

Phân biệt thủy đậu với bệnh khác

– Phân biệt thủy đậu với bệnh mẩn mụn do mề đay nổi thành mụn:

Bệnh mẩn mụn do mề đay hay phát sinh ở tay chân, lưng và thắt lưng, không có nốt mẩn mụn hoặc chỉ có nốt mẩn mụn nhỏ, có nốt tương đối cứng, rất ngứa. Bệnh này có thể bị lại.

Còn thủy đậu thì đã bị 1 lần là miễn dịch cả đời.

– Bệnh mụn ghẻ lở:

Dễ mọc mẩn mụn ở các vùng da lộ như ở đầu, mặt và tứ chi, chỉ phân bố ở một số chỗ nào đó. Từ những nốt mẩn đó nhanh chóng biến thành các nốt mẩn mụn có mủ, vì thành mụn rất mỏng, cho nên người bị ghẻ lở dễ bị loét và hình thành két vẩy màu vàng.

Bé bị thủy đậu nên kiêng gì

Thủy đậu không phải là bệnh quá nguy hiểm nhưng bố mẹ cũng không được chủ quan vì bệnh này dễ lây và có biến chứng. Khi bé bị thủy đậu, cần chú ý những vấn đề sau:

– Phải giữ cho da trẻ sạch sẽ, năng thay quần áo lót trong, ngăn chặn các nốt thủy đậu do trẻ gãi làm vỡ gây nên cảm nhiễm, dẫn tới các bệnh như ghẻ lở, viêm kết mạc, thậm chí bị bệnh bại huyết…

– Để trẻ nằm trong phòng sạch sẽ, yên tĩnh, thông gió.

– Phần lớn trẻ bị bệnh thủy đậu không nặng lắm, rất ít thấy bị bội nhiễm. Nhưng nếu bị bội nhiễm thì hậu quả rất nghiêm trọng. Vì thế, ở thời kỳ bệnh, nếu thấy trẻ xuất hiệnt riệu chứng sốt cao liên miên, hô hấp khó khăn, bị nôn mửa, nhức đầu, tức ngực… thì cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay. Bởi nếu để trẻ bị bội nhiễm dẫn tới viêm phổi do virus, viêm não do virus hoặc viêm cơ tim do virus…

– Nếu trẻ bị ngứa ngoài da có thể dùng thuốc nước chống ngứa.

– Cắt ngắn móng tay của bé để ngăn chặn sau khi gãi bị cảm nhiễm vi khuẩn.

– Tiêm vitamin B12 theo chỉ dẫn của bác sĩ để thúc đầy các nốt thủy đậu mọc đều nhanh chóng.

– Trẻ bị thủy đậu cần kiêng dùng các chất kích thích.

Bị thủy đậu bao lâu mới khỏi

Những người chưa bị bệnh thủy đậu bao giờ hoặc chưa tiêm ngừa thủy đậu đều có thể mắc bệnh này. Thông thường, thủy đậu sẽ khỏi sau 7-10 ngày nếu không có biến chứng.

Một số thuốc điều trị thủy đậu

Việc dùng thuốc cần tuân tho chỉ dẫn của bác sĩ. Có thể tham khảo thông tin về một số loại thuốc sau:

Dung dịch Xanh meThylen 1%

Thuốc Acyclovir

Thuốc Acymess

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button