Cần biết

Bài thơ Đánh thức tiềm lực của nhà thơ Nguyên Duy (đầy đủ nhất)

Đánh thức tiềm lực là bài thơ được nhà thơ Nguyễn Duy sáng tác từ năm 1980-1982, vừa được đưa vào Đề thi môn Ngữ Văn Quốc Gia năm 2018. Sau đây là nội dung đầy đủ bài thơ Đánh thức tiềm lực.

Danh thuc tiem luc

Bài thơ Đánh thức tiềm lực của Nguyễn Duy vào đề thi văn

Toàn bộ nội dung bài thơ Đánh thức tiềm lực của nhà thơ Nguyễn Duy như sau:

Đánh thức tiềm lực

Bài thơ trong đề thi ngữ văn năm nay không có trong sách giáo khoa và mình chưa được đọc bao giờ.

Search và đọc mới thấy nó thật sâu sắc, nhiều tầng ý nghĩa và nhiều thông điệp vẫn còn mang tính thời sự.

Cả nhà cùng đọc và nhận xét

—–

Hãy thức dậy đất đai

Cho áo em tôi không còn vá vai

Cho phần gạo mỗi nhà không còn

thay bằng ngô, khoai, sắn…

Xin bắt đầu từ cơm no áo ấm

Rồi đi xa hơn – đẹp và giầu,

và sung sướng hơn.

Khoáng sản tiềm tàng trong ruột núi non

châu bắu vô biên dưới thềm lục địa

rừng đại ngàn bạc vàng là thế

phù sa muôn đời như sữa mẹ

sông giầu đằng sông, bể giầu đằng bể

mẹ cấy lúa

còn mặt đất hôm nay thì em nghĩ thế nào

lòng đất rất giầu, mà mặt đất cứ nghèo sao?

Lúc này ta làm thơ cho nhau

đưa đẩy làm chi những lời ngọt lạt

ta ca hát quá nhiều về tiềm lực

tiềm lực còn ngủ yên…

Tôi lớn lên: bên bờ bãi sông Hồng

trong mầu mỡ phù xa mắu loãng

giặc gĩa từ con châu chấu, con cào cào

mương máng, đê điều ngổn ngang chiến hào

trang sử đất ngoằn ngoèo trận mạc

giọt mồ hôi nào có gì to tát

bao nhiêu đời mặn chát các giòng sông

bao nhiêu thời vỡ đê trắng đất, mất đồng

thuyền vỏ trấu mỏng manh ba chìm bẩy nổi

khúc dân ca cũng bèo dạt, mây trôi

hột gạo nõn nà hao gầy đi vì thiên tai

đói thâm niên

đói truyền đời

điệu múa cổ cũng chậm buồn như đói…

Tôi đã qua những chặng đường

miền Trung bỏng rát

và dai dẳng

bé kiếm cá

một bên là Trường – sơn – cây – xanh

bên còn lại: Trường – sơn – cát – trắng

đồng bằng hình lá lúa gầy nhẳng,

cơn bão chưa qua, hạn hán đổ tới rồi

ngọn cỏ nhọn thành gai mà trốn không khỏi úa

đất nứt nẻ ngỡ da người nứt nẻ

cơn gío Lào rát ruột, lắm em ơi !

Hạt giống ở đây chết đi, sống lại

hạt gạo kết tinh như hạt muối

cây luá đứng lên cũng đạp đất đội trời,

Tôi về quê em châu thổ sáng ngời

sông Cửu Long giãn mình ra biển

đất cuồn cuộn sinh sôi và dịch chuyển

cây mắm cây tràm lặn lội mở đường đi

Đất tận sinh ngỡ ngọt ngào trên mặt

lòng còn chát chua nào mặn, nào phèn

mà sung sức và ba cường tráng thế

man mác âu sầu trong câu hát ru em

Đã đi qua những huyền thoại cũ mèm

những đồng lúa không trồng mà gặt

những ruộng cá không nuôi mà sẵn bắt

những gểnh cẳng, vuốt râu làm chơi ăn thật

miếng ăn nào không nước mắt mồ hôi!

bé bán rau

Ruộng bát ngát đó thôi, và gạo đắt đó thôi

đất ghiền phân vô cơ như người ghiền á phiện

con rầy nâu khoét rỗng cả mùa màng

thóc bỏ mục ngoài mưa,

thiếu xăng dầu vận chuyển

phà Cần Thơ lê lết người ăn xin

cây đàn hát rong não nề câu vọng cổ

quán rượu lai rai – nơi thừa thiếu trốn tìm

Này, đất nước của ba miền cầy ruộng

chưa đủ no cho đều khắp ba miền

ta ca hát quá nhiều về tiềm lực

tiềm lực còn ngủ yên.

Lúc này tôi làm thơ tặng em

em có nghĩ tôi là đồ vô dụng

vô dụng lấy đi của cuộc sống những gì?

và trả lại được gì cho cuộc sống?

em có nghĩ tôi là con chích chòe

bé trên biển

ăn và gại mỏ

Em có nghĩ

tôi là tay chuyên sản xuất hàng gỉa ?

Em có nghĩ tôi là kẻ thợ chữ

đục đẽo nát cả giấy

múa võ, bán cao trên trang viết mong manh?

tình nghĩa nhập nhằng với cái hư danh?…

tờ giấy chép văn thành tờ giấy bạc ?

Em có nghĩ…

mà thôi !

Xin em nhìn kìa – người cuốc đất

(tôi cũng từng chai tay cuốc đất)

cái cuốc theo ta đời này, đời khác

lưỡi cuốc nhỏ nhoi liếm sạch cánh đồng rồi

dướn mình cao

chĩa cuốc lên trời

bổ xuống đánh phập

đẹp lắm chứ cái tạo hình cuốc đất!

Xin em nhìn – người gánh phân gánh thóc

(tôi cũng từng gánh phân gánh thóc)

kẽo kẹt hai vai một nhịp cầu vồng

đẹp lắm chứ cái tạo hình gồng gánh

Những cái đẹp thế kia…

em có chạnh lòng không?

cái đẹp gợi về thuở ngày xửa ngày xưa

nhịp theo tiết tấu chậm buồn

cái đẹp ấy lẽ ra không nên tồn tại nữa !

Em có chạnh lòng chăng?

giữa thành phố huy hoàng

bạt ngàn quán nhậu

bỗng hiện lù lù chiếc xe hơi chạy than

vệt than rơi tóe lửa mặt đường

Em có chạnh lòng chăng?

xích lô đạp càng ngày càng nghênh ngang

Xích lô máy và xe lam chạy dầu

vừa nã đại liên vừa

phun khói độc

người đi bộ vừa đi vừa nghĩ về tiềm lực

bâu xít

tiềm lực còn ngủ yên…

Tôi trót sinh ra nơi làng quê nghèo

quen cái thói hay nói về gian khổ

dễ chạnh lòng trước cảnh thương tâm

Làng tôi xưa toàn nhà tranh vách đất

bãi tha ma không một cái mả xây

mùa gặt hái rơm nhiều, thóc ít

lũ trẻ chúng tôi vầy đất tối ngày

thuở tới trường cũng đầu trần chân đất

chữ viết loằng ngoằng củ sắn ngọn khoai

thầy giáo giảng rằng

nước ta giầu lắm !….

lớp lớp trẻ con cứ thế học thuộc bài

Lúc này

tôi và em không còn là lũ trẻ con nữa

ta biết buồn để biết chuyện lạc quan

và, để nhắn lại sau ta cho lớp lớp trẻ con

bảy công ty dầu hỏa lớn

(dù sau này dầu mỏ có phun lên)

quặng bô xit cao nguyên

đã thành nồi, thành xoong,

thành tàu bay hay tầu vũ trụ…

dù sau này có như thế… như thế…đi nữa

thì chúng ta vẫn cứ nên nhắn lại rằng:

đừng quên đất nước mình nghèo!

Lúc này

tôi và em chẳng còn là lũ trẻ con nữa

tuổi thanh xuân trọn vẹn cuộc chiến tranh

sau lưng ta là kỷ niệm bi tráng

trước mặt ta vẫn còn đường ghập ghềnh

vẫn trắng trong tấm lòng trung thực

dù có thể lỗi lầm – làm thế nào

mà biết được

dù có sao thì vẫn phải chân thành

Xưa mẹ ru ta ngủ yên lành

để khôn lớn ta hát bài đánh thức

có lẽ nào người lớn cứ rủ nhau

ru tiềm lực ngũ vùi trong thớ thịt.

Tiềm lực còn ngủ yên

trong qủa tim mắc bệnh đập cầm chừng

dầu khí

Tiềm lực còn ngủ yên

trong bộ óc mang khối u tự mãn

Tiềm lực còn ngủ yên

trong con mắt lờ đờ thủy tinh thể

Tiềm lực còn ngủ yên

rong lỗ tai viêm chai màng nhĩ

Tiềm lực còn ngủ yên

trong ống mũi khò khè

không nhận biết mùi thơm

Tiềm lực còn gủ yên

rong lớp da biếng lười cảm giác

năng động lên nào

từ mỗi tế bào từ mỗi gíac quan

cố nhiên cần lưu ý tính năng động của cái lưỡi

Cần lưu ý

lời nói thật thà có thể bị buộc tội

bé cõng bé

lời nịnh hót dối lừa

có thể được tuyên dương

đạo đức gỉa có thể thành dịch tả

lòng tốt lơ ngơ có thể lạc đường

Cần lưu ý

có cái miệng làm chức năng cái bẫy

sau nụ cười lởm chởm răng cưa

có cái môi mỏng hơn lá mía

hôn má bên này, bật mắu má bên kia

có trận đánh úp nhau bằng chữ nghĩa

khái niệm bắn ra không biết lối thu về

Cần lưu ý

có lắm sự nhân danh lạ lắm

Thích Trí Quang

mượn áo thánh thần che lốt ma ranh

nhân danh thiện tâm làm điều ác đức

rao vị nhân sinh để bán món vị mình

Cần lưu ý

có lắm nghề lạ lắm

nghể mánh mung cứa cổ bóp hầu nhau

nghề chửi đổng,

nghề ngồi lê,

nghề vu cáo

nghề ăn cắp lòng tin và

chẹn họng đồng bào

có cả nghề siêu nghề,

là nghề không làm gì cả

thọc gậy bánh xe cũng một thứ nghề…

xxx

Bộ sưu tập những điều ngang trái ấy

phù chú ma tà ru tiềm lực ngủ yên

xxx

Tôi muốn được làm tiếng hát của em

tiếng trong sáng của nắng và gió

tiếng chát chúa của máy và búa

tiếng dẻo dai đòn gánh nghiến trên vai

tiếng trần trụi của lưỡi cuốc

lang thang

khắp đất nước

hát bài hát

—-

Nguyễn Duy

Tiểu sử nhà thơ Nguyễn Duy

Nguyễn Duy tên thật là Nguyễn Duy Nhuệ, sinh tại xã Đông Vệ, huyện Đông Sơn (nay là phường Đông Vệ, thành phố Thanh Hóa), tỉnh Thanh Hóa. Năm 1965, từng làm tiểu đội trưởng tiểu đội dân quân trực chiến tại khu vực cầu Hàm Rồng, một trọng điểm đánh phá ác liệt của không quân Mỹ trong những năm chiến tranh Việt Nam. Năm 1966 ông nhập ngũ, trở thành lính đường dây của bộ đội thông tin, tham gia chiến đấu nhiều năm trên các chiến trường đường 9 – Khe Sanh, Đường 9 – Nam Lào, Nam Lào, chiến trường miền Nam, biên giới phía Bắc (năm 1979). Sau đó ông giải ngũ, làm việc tại Tuần báo Văn nghệ Hội Nhà văn Việt Nam và là Trưởng Đại diện của báo này tại phía Nam.

Nguyễn Duy làm thơ rất sớm, khi đang còn là học sinh trường cấp 3 Lam Sơn, Thanh Hóa. Năm 1973, ông đoạt giải nhất cuộc thi thơ tuần báo Văn nghệ với chùm thơ: Hơi ấm ổ rơm, Bầu trời vuông, “Giọt nước mắt và nụ cười”, Tre Việt nam trong tập Cát trắng. Ngoài thơ, ông cũng viết tiểu thuyết, bút ký. Năm 1997 ông tuyên bố “gác bút” để chiêm nghiệm lại bản thân rồi tập trung vào làm lịch thơ, in thơ lên các chất liệu tranh, tre, nứa, lá, thậm chí bao tải. Từ năm 2001, ông in nhiều thơ trên giấy dó. Ông đã biên tập và năm 2005 cho ra mắt tập thơ thiền in trên giấy dó (gồm 30 bài thơ thiền thời Lý, Trần do ông chọn lọc) khổ 81 cm x 111 cm có nguyên bản tiếng Hán, phiên âm, dịch nghĩa và dịch thơ tiếng Việt, dịch nghĩa và dịch thơ tiếng Anh với ảnh nền và ảnh minh họa của ông.

Nguyễn Duy được tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật năm 2007.

Nhà thơ Nguyễn Duy đọc bài thơ Đánh thức tiềm lực

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button