Cần biết

Asanzo là của nước nào, có tốt không?

Tivi, máy lạnh (điều hòa), nồi cơm điện, bàn ủi hãng Asanzo là của Việt Nam hay nước nào sản xuất là câu hỏi nhiều người. Liệu sản phẩm Asanzo có bền, tốt không sẽ được giải đáp trong bài viết này.

Asanzo của nước nào?

Trước hết phải khẳng định Asanzo là công ty được thành lập ở Việt Nam, do ông Phạm Văn Tam sáng lập. Công ty này cho ra thị trường dòng TV LCD từ năm 2014.

Theo quảng cáo thì sản phẩm công ty này được sản xuất theo công nghệ Nhật Bản, có xuất xứ tại Việt Nam.

Tuy nhiên, nhiều tờ báo, trong đó có Báo Tuổi trẻ, Phụ nữ TP Hồ Chí Minh đã đăng bài đặt nghi vấn, sản phẩm của Asanzo có xuất xứ từ Trung Quốc.
Ông Phạm Văn Tam – Chủ tịch Tập đoàn Asanzo cho biết: Hiện tại, các sản phẩm ti vi là lắp ráp, có một số linh kiện bên trong ti vi, công ty vẫn phải nhập từ các nhà cung cấp ở nước ngoài.

Asanzo

Asanzo

Asanzo có tốt không?

Asanzo đã khẳng định được vị trí trên thị trường với hàng triệu sản phẩm đến tay khách hàng.

Sau 5 năm hình thành và phát triển, từ một nhà sản xuất tivi quy mô nhỏ, Asanzo đã vươn mình trở thành một tập đoàn điện tử hàng đầu thị trường với 7 nhà máy, hơn 2.000 cán bộ công nhân viên, 15.000 điểm bán hàng và 1.000 trạm bảo hành trên toàn quốc.

Ngoài sản phẩm chủ lực là tivi với thị phần xếp thứ 3 cả nước, Asanzo còn có hơn 70 dòng sản phẩm điện tử gia dụng, điện lạnh, smartphone được thị trường đón nhận tích cực. Năm 2019, tập đoàn đặt mục tiêu doanh thu 10.000 tỷ đồng, tiếp tục ra mắt các dòng sản phẩm mới như smartphone, smartTV, tủ lạnh, máy lạnh tiết kiệm điện, mở rộng thị trường sang các nước trong khu vực và thế giới.

Ông chủ Phạm Văn Tam là ai?

Tình hình kinh doanh bắt đầu ổn định thì Phạm Văn Tam lại tiếp tục phải đối mặt với khó khăn mới. Thời điểm giữa năm 2007, khi hàng loạt các thương hiệu điện tử nổi tiếng thế giới như Samsung, LG, Sony, Panasonic… dần chiếm lĩnh thị trường đã khiến sản phẩm Tivi cũ mất dần chỗ đứng, thị trường kinh doanh linh kiện của Tam vì thế cũng nhanh chóng bị thu hẹp. Sự chuyển biến này đã buộc anh phải thay đổi chiến lược kinh doanh.

Xuất phát từ mong muốn tạo nên những sản phẩm điện tử của riêng mình, Phạm Văn Tam dốc toàn bộ vốn liếng để thành lập doanh nghiệp sản xuất đầu tiên. Quả thực là “vạn sự khởi đầu nan”, vì thiếu kinh nghiệm, anh không tìm ra cách để quảng bá cho sản phẩm của mình hợp lý. Chỉ sau hơn 1 năm “khởi nghiệp”, Tam buộc phải đóng cửa công ty của mình. Không nản lòng, Tam tiếp tục tìm đường gây dựng vốn để thành lập công ty thứ hai nhưng thành công một lần nữa lại quay lưng với anh khi thương hiệu không thể cạnh tranh được với các tên tuổi ngoại.

Pham Van Tam

Pham Van Tam

2 lần ngã ngựa trước các “đại gia điện tử ngoại” trên thương trường không đủ để đánh gục Phạm Văn Tam. Cuối năm 2013, nhận thấy những thương hiệu Tivi nổi tiếng chỉ tập trung vào phân khúc cao cấp, anh quyết định thành lập Asanzo – thương hiệu Tivi dành riêng cho người Việt có mức giá phù hợp với hầu hết túi tiền của mọi gia đình. Lần này, kết quả của cuộc đua đã có sự thay đổi bất ngờ. Vì gần 80% dân số Việt Nam sống ở nông thôn, đa phần cách đây 4 năm chưa có nhu cầu mua sắm những dòng tivi cỡ lớn nên Asanzo đã tập trung sản xuất các loại tivi có kích thước tầm trung từ 21, 24 – 32 inch dành riêng cho đối tượng khách hàng bị nhà sản xuất ngoại “quay lưng” này.

Nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm, Asanzo đã chọn cách chuyển giao công nghệ từ Nhật Bản vào dây chuyền sản xuất của mình. Nhờ sử dụng cùng linh kiện với các hãng lớn và được lắp ráp trong nước, Tivi Asanzo thành công khi tạo ra được những sản phẩm có mức giá thấp hơn hàng nhập khẩu khoảng 30% mà chất lượng gần như không hề kém cạnh. Những lô sản phẩm đầu tiên xuất xưởng đã nhanh chóng “cháy hàng” khi đánh đúng nhu cầu thực tế của thị trường. Có thể nói các dòng sản phẩm tivi của Asanzo đã được “may đo” kịp thời theo đúng nhu cầu và thói quen tiêu dùng của người dùng Việt.

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button