Sức khỏe

Ăn mận có nóng không?

Mận là cây rụng lá, cho quả có thể ăn, được trồng phố biến ở Việt Nam và Trung Quốc. Quả mận có vị chua – ngọt đặc trưng nên được chị em phụ nữ ưa thích. Nhiều người băn khoăn, liệu ăn mận có nóng không, bà bầu có nên ăn mận không…

Tác dụng của trái mận theo Đông y
Ở nước ta, Mận được trồng phổ biến ở Lạng Sơn, Lào Cai, Sơn La, Đà Lạt… Tùy theo giống và vùng, mận có 2 loại phổ biến là màu đỏ đun và màu vàng (thường có quả nhỏ hơn).
Theo Đông y, trái mận vị chua, chát, tính bình, có tác dụng lợi tiêu hoá, giải khát, làm mát da và trừ đau khớp. Nhân hạt có vị đắng tính bình, có tác dụng hoạt huyết, tiêu viêm, nhuận tràng lợi tiểu.

Quả mận ăn có tác dụng chữa đau nhức khớp xương, nhưng ăn nhiều thì nóng âm ỉ ở trong bụng. Nhân hạt chữa phù thũng và làm tan máu ứ, chữa bị thương, đau xương, thường phối hợp với các loại thuốc khác.

Mận chín

Mận chín mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe

Những ai nên ăn trái mận?

Mận là trái cây ưa thích của nhiều người, đặc biệt là chị em phụ nữ trong mùa hè. Hầu như ai cũng có thể ăn mận vì nó không chỉ cung cấp nhiều chất dinh dưỡng mà còn kích thích tiêu hóa tốt.
Mận có chứa nhiều anthocyanins là chất chống oaay hóa có khả năng trung hòa các gốc oxy gây ung thư và phá hủy tế bào. Vitamin C và chất xơ trong mận giúp hỗ trợ tiêu hóa, ngăn ngừa bệnh ung thư ruột kết cực hiệu quả.

Trong mận chứa nhiều chất xơ và isatin, sorbitol là những chất cực tốt cho hệ tiêu hóa, điều chỉnh chức năng của cơ quan nội tạng này. Ăn mận nhiều giúp điều hòa nhu động ruột, giảm nguy cơ táo bón.

Nhiều người chữa trị bệnh táo bón bằng cách ăn mận khô hoặc mận tươi cho thấy hiệu quả rất cao.

Ăn mận có nóng không?
Mận là trái cây tuyệt vời nhưng cũng không phải là không có tác dụng phụ.

Mận có tính nóng nên ăn nhiều mận có thể gây ra các hiện tượng nóng trong, nhiệt miệng, mụn nhọt…

Người có cơ địa dạng nhiệt thì chỉ cần ăn vài quả mận là có thể thấy ngay tác dụng phụ đáng sợ này.

Bà bầu ăn mận

Bà bầu không nên ăn quá nhiều mận mỗi bữa

Bà bầu ăn mận được không?
Mận là lựa chọn tuyệt vời cho bà bầu vì nó cung cấp vitamin C và nhiều vi chất dinh dưỡng khác. Tuy nhiên, phụ nữ mang thai nên lưu ý khi ăn mận:

– Rửa sạch vỏ, tốt nhất là ngâm nước muối trước khi ăn mận vì trong quá trình vận chuyển, những người bán hàng có thể dùng nước không đảm bảo vệ sinh “tắm” cho mận để giữ tươi trái cây.
– Không nên ăn quá nhiều mận, đặc biệt là mận chua: Mận chua kích thích dạ dày tiết dịch vị, có thể tạo cảm giác khó chịu hoặc nặng hơn là đau dạ dày. Ngoài ra, mận cũng còn có thể gây hại cho men răng, vốn yếu hơn khi người phụ nữ mang thai.

Các món ngon từ mận
1. Mận chấm muối ớt
Rửa sạch mận, dùng dao tách hạt, phần cùi mận chấm muối ớt rất ngon.

2. Nước mận
Nguyên liệu:

  • 2 kg Mận tam hoa

  • 2 kg Đường trắng

  • 2 lít Nước lọc

Cách làm:
Khứa 1 vòng rồi vặn theo chiều hạt sẽ tách được quả mận. Sau đó đổ 2 kg đường cùng 2 lit nước đun sôi cho đường tan hết. Rồi để nguội nước đường. Khi nguội đổ nước đường vào lọ thuỷ tinh và đổ mận vào ngâm tầm 5 đến 10 tiếng sau. Cất tủ lạnh dùng được quanh năm.

3. Mận hậu ngâm đường

Nguyên liệu:

  • 4 kg mận Hậu ngon

  • 1 kg đường phèn

  • 1 thìa cf muối hầm

  • 100 gr gừng tươi

Cách làm:

  • Mận phải rửa sạch, ngâm nước muối loãng, gọt vỏ, công gọt vỏ và bỏ hột mới là khâu quan trọng. 3 người gọt vỏ, cắt thịt mận, bỏ riêng hạt

    Xếp mận vào thố thuỷ tinh cứ lớp mận, lớp đường.lý do làm ít đường vì mận này đã chín và ngọt hơn nhiều so với đầu mùa

    Phủ trên mặt lớp đường dầy và đậy nắp để ngoài 5-7 ngày

    Hột mận để riêng cũng ướp chút đường để tận dụng hết phần thịt còn sót. Ngâm vài ngày ngậm hột này cũng rất ngon.

Tham khảo thêm: Cách làm nước ép mận

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button