Khám phá

9 thói quen khiến bạn luôn thất bại trong cuộc sống dù có cố gắng đến đâu, điều số 2 nhiều người thường bỏ qua

Những suy nghĩ tầm thường, tiêu cực và tư duy nông cạn có thể đẩy một người vào bế tắc, mãi chẳng khá lên được.

Nhà triết học Arthur Schopenhauer từng nói những kẻ hèn nhát tạo ra những kẻ hèn nhát, những kẻ vô lại tạo ra những kẻ vô lại và những kẻ thua cuộc chỉ có thể tạo ra những kẻ thua cuộc mà thôi. Mặt khác, triết gia Immanuel Kant lại nhận định tính cách không thể được thừa hưởng mà nó được hình thành do ảnh hưởng của kinh nghiệm nội tại và hoàn cảnh bên ngoài.

Hai nhận định trên cùng đưa đến kết luận, sự thất bại của một người đôi khi không phải do thiếu may mắn mà là hệ quả của quá trình dài sống thiếu “chất”. Dưới đây tổng hợp 9 thói quen dễ tạo nên một nhân cách, cuộc đời thất bại mà nhiều người thường hay tặc lưỡi cho qua.

1. Đổ lỗi cho mọi người về thất bại của bản thân

1

Bạn không vượt qua một kỳ thi nào đó và đây là lỗi của người giám thị? Bạn không được thăng quan tiến chức vì cho rằng sếp ghét đồng nghiệp khó ưa? Bạn không tìm được một công việc mới bởi suy nghĩ mọi người đang cố dìm bạn xuống? Hãy thôi đổ lỗi cho người khác đi nhé!

Cố gắng tìm một ai đó để đổ lỗi cho sai lầm của bản thân sẽ chỉ xoa dịu được một thời gian. Sau đó mọi chuyện lại lầm lỡ và đây là lý do những người thành công không quăng trách nhiệm lên vai kẻ khác. Thay vì cứ oán trách, họ cố gắng tìm giải pháp cho vấn đề để không bao giờ gặp lại.

2. So sánh bản thân với người khác

2

Chị em thường thích so sánh mình với người khác. Không quan trọng bạn chọn ai làm hệ quy chiếu (người thành công hơn hay kẻ thất bại), kết quả sẽ chẳng giúp ích gì đâu. Nếu bạn so sánh bản thân với một người rất thành công, chị em sẽ liên tục cảm thấy thương hại cho chính mình. Đây là một trong những cảm xúc hủy diệt nhất của con người và nó làm chậm sự phát triển tương lai. Mặt khác, nếu thích so sánh bản thân với một người thua xa mình, bạn có cơ hội để đưa ra lời bào chữa cho hành động sai trái.

Tất nhiên, so sánh là cần thiết để đánh giá sự phát triển cá nhân. Nhưng nên so sánh bản thân không phải với người khác mà là với chính chúng ta trong quá khứ (ngày hôm qua, vài tháng trước, vài năm trở lại đây).

3. Không tin tưởng ở bản thân

3

Đó là việc chúng ta liên tục nghĩ trong đầu “Mình không làm được đâu”, “Cái này chắc chỉ ABC mới làm được…” Suy nghĩ này sẽ đẩy một người đến bờ vực của tự ti và rồi mãi thu mình trong vỏ ốc, không thể nắm lấy cơ hội và phát triển xa hơn.

4. Dễ dàng từ bỏ thói quen và mục tiêu đề ra

4

Nhiều người thích phàn nàn về sự bất hạnh của họ, rồi làm theo ý kiến của người khác, thay đổi niềm tin lẫn mục tiêu, thậm chí từ bỏ chúng vì những khó khăn nhỏ nhất. Kẻ thất bại có thể ăn chay hôm nay, nhưng ngày mai họ bắt đầu phán xét những người không ăn thịt vì không tiếp thu đủ chất.

Khi khó khăn xuất hiện, những người thành công tìm kiếm một giải pháp để vượt qua chúng, chứ chẳng phải là cách để thay đổi mục tiêu của họ.

5. Không biết giao tiếp và thấu cảm với mọi người

5

Kẻ thua cuộc không biết cách xây dựng mối quan hệ với mọi người xung quanh và thậm chí họ có thể kiêu ngạo với tầng lớp thấp hơn. Đây là lý do tại sao nếu bạn muốn biết bộ mặt thật của một ông sếp, hãy chú ý đến cách anh ta giao tiếp với nhân viên dịch vụ.

Những người có trách nhiệm với cuộc sống của họ biết rằng việc xây dựng các mối quan hệ không những cần thiết với môi trường chuyên nghiệp mà cả ngoài đời thường. Họ không bỏ lỡ cơ hội mở rộng vòng tròn quen biết và nỗ lực để giữ liên lạc với những người đó.

6. Luôn chần chừ

6

Những người thất bại luôn trì hoãn mọi thứ hoàn thành mục tiêu của họ và rồi biến cuộc sống thành vô vàn điều nhàm chán, tẻ nhạt.

Những người thành công sống cho ngày hôm nay. Steve Jobs luôn thích đặt câu hỏi sau: “Nếu hôm nay là ngày cuối cùng của cuộc đời, bạn có muốn làm những gì sắp làm hôm nay không?” Đó là cách tốt nhất để ngừng trì hoãn và bắt đầu sống trọn từng khoảnh khắc từ bây giờ.

7. Khước từ quan điểm của người khác

7

Luôn cho mình đúng, biết tất và ý kiến của người khác đều sai lầm là biểu hiện của những người thất bại, nông cạn, năng lực kém.

Có một hiệu ứng rất thú vị trong tâm lý học được gọi là hiệu ứng Dunning-Kruger. Đó là một thiên kiến nhận thức trong đó những người kém cỏi muốn vượt trội về ảo tưởng, đánh giá mình luôn ở trên tầm kẻ khác. Hiệu ứng này cũng hoạt động theo hướng ngược lại. Năng lực của một người càng cao, họ càng ít tranh luận và tin tưởng vào ý kiến của riêng họ.

8. Luôn đặt yếu tố miễn phí, rẻ lên hàng đầu

8

Có thể bạn chưa biết, thứ đắt nhất trên đời này là sự miễn phí. Kẻ thất bại chạy theo sự rẻ rúng để đổi lấy chất lượng kém. Họ chỉ quan tâm là nó rẻ và nó giúp tiết kiệm tiền, nhưng tư duy này vô cùng sai trái.

Người thành công sẽ không tiết kiệm quá mức như vậy. Họ hiểu giá trị đồng tiền và giá trị của sản phẩm để đầu tư đúng mực, phục vụ cho cuộc sống trở nên tốt hơn.

9. Luôn sân si và ghen tị với người khác

9

Các nhà tâm lý học nhận định cảm giác ghen tuông sẽ không giúp chị em hài lòng với cuộc sống của chính mình. Điều này là do những người ghen tị thường không thực sự muốn sở hữu thứ mà họ ghen tị. Kẻ xấu tính chỉ tức giận rằng những người khác đạt được điều trong cuộc sống của họ và nắm bắt những gì họ muốn.

Nguồn: https://afamily.vn/9-thoi-quen-co-the-khien-chi-em-that-bai-trong-cuoc-song-dieu-so-2-nhieu-nguoi-thuong-bo-qua-20200624094059548.chn

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button