Khám phá

9 “cạm bẫy” mua sắm đi đâu cũng gặp khiến túi tiền của chúng ta mau chóng hao mòn

Bạn có thường xuyên mua sắm những đồ không cần thiết khi ở cửa hàng hay siêu thị không? Chúng tôi cá cược câu trả lời là “thường xuyên”. Nhưng ít ai thực sự nhận ra lý do tại sao mình lại ngớ ngẩn như vậy? Thực ra là bạn đã bị “sa bẫy”, đọc xong 9 điều sau bạn sẽ biết mình đã “ngây thơ” như thế nào nhé.

1. Không để bạn nghỉ chân quá lâu

1

Các quán ăn ở các trung tâm mua sắm là nơi nghỉ ngơi và ăn uống để khách mua sắm có thể dừng chân nghỉ ngơi. Nhưng ở đây được thiết kế với không gian chật hẹp, ồn ào, chỗ ngồi không thoải mái. Mục đích để người mua sắm không dừng chân quá lâu và nhanh chóng tiếp tục hòa vào dòng người mua sắm.

2. Không có cửa sổ, không có đồng hồ

2

Chúng ta biết rằng các sòng bạc đều không có cửa sổ hay đồng hồ để người chơi “quên hết thực tại” và chơi nhiều hơn (tức là chi tiêu nhiều tiền hơn). Các cửa hàng mua sắm cũng học theo cách đó để níu giữ khách hàng ở lại lâu hơn.

3. Tạo không gian yên tĩnh hơn

3

Tất cả những lối đi trong trung tâm mua sắm đều sáng chói và âm thanh vang dội đến chói cả tai. Nhưng ngay khi bạn bước vào bất kì một gian hàng nào, không gian sẽ yên tĩnh hơn hẳn, ánh sáng dịu bớt đi. Bạn sẽ có cảm giác dễ chịu, muốn lưu lại gian hàng đó và ngần ngại bước ra lối đi. Như thế khách hàng sẽ có nhiều thời gian để ghé thăm cửa hàng mua sắm hơn.

4. Gương phòng thử đồ

4

Khi bạn thử đồ và ngắm vào những chiếc gương ở cửa hàng bán quần áo, bạn sẽ trông cao hơn, mảnh mai hơn, da sẫm màu hơn. Ở những cửa hàng đồ lót, gương có thêm màu hồng để da bạn trông rám nắng. Bạn sẽ thấy mình đẹp hơn khi mặc quần áo đó, và đương nhiên là bạn sẽ mua.

5. Cửa thanh toán

5

Hơn 60% số người mua sắm để lại những đồ không cần thiết tại cửa thanh toán. Để tránh khách hàng khỏi làm như vậy, khu vực thanh toán được thiết kế để bạn không thể để những vật không cần thiết ở chỗ nào cả, đặc biệt nếu đồ của bạn ở trong giỏ hàng.

6. Thay đổi vị trí hàng hóa

6

Khi bạn biết chắc loại hàng mình cần mua ở đâu thì bạn sẽ đi ngay đến chỗ đó mà không để ý đến những mặt hàng xung quanh. Khi cửa hàng thường xuyên thay đổi vị trí các mặt hàng thì bạn sẽ phải đi tìm, và bạn sẽ nhặt đầy giỏ hàng trên đường đi tìm.

7. Những chỗ trống trên gian hàng

7

Trên những gian hàng nước hoa quả có nhiều chỗ trống. Chúng ta thường nghĩ rằng đó là sản phẩm được nhiều người ưa chuộng và sẽ chọn mua sản phẩm đó. Nhưng thực tế là, nhân viên cửa hàng đã dịch chuyển những hộp hoa quả đó để đánh lừa thị hiếu người mua.

8. Lôi kéo người mua khi họ thiếu tự tin

8

Những chiếc gương bên ngoài phòng thử đồ cũng đóng vai trò quan trọng cho việc bán hàng: Nếu một người không tự tin hoặc trông không ổn, thì điều đó sẽ được tấm gương phản ánh lại liên tục. Điều đó sẽ khiến họ mua một thứ gì đó mới mẻ để cải thiện tình hình.

9. Tạo sự tương phản

9

Đây là hai ấm đun nước với đặc điểm giống nhau được xếp trên cùng 1 kệ, nhưng một cái 99.000 đồng còn một cái là 79.000 đồng. Chiếc rẻ tiền sẽ bán được rất chạy, vì chúng ta nghĩ rằng khi mua cái rẻ tiền hơn là chúng ta đã có 1 món hời.

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button