Khám phá

7 thay đổi lớn nhất của con người trong hơn 150 năm qua

Trường lớp ngày nay dạy chúng ta về nguồn gốc và sự tiến hóa của loài người như thể nó đã diễn ra từ hàng chục ngàn năm về trước. Chúng ta thường nghĩ rằng sự đa dạng hóa, hay sự tiến hóa của loài người đã kết thúc khi tổ tiên chúng ta, loài Homo rhodesiensis xuất hiện và bỏ qua thực tế là cơ thể con người ngày nay vẫn đang liên tục tiến hóa, thay đổi và điều chỉnh cho phù hợp với môi trường sống hiện đại.

Tăng chiều cao

1

Có nhiều bằng chứng cho thấy chiều cao của loài người đã cải thiện rõ rệt trong hai thế kỷ qua. Một cuộc điều tra từ tạp chí khoa học eLife cho biết cả hai giới loài người ở nhiều quốc gia đã tăng đáng kể chiều cao, có thể kể đến như nữ giới ở Hàn Quốc đã cao lên 20,2 cm và đàn ông ở Iran đã cao lên 15,5 cm.

Nhiệt độ cơ thể

2

Dù nhiệt độ Trái Đất đã tăng lên, nhiệt độ cơ thể con người lại đang trong chiều hướng giảm. Các nhà nghiên cứu từ trường đại học Stanford cho thấy loài người trong thế kỷ 21 đã giảm nhiệt độ cơ thể đi so với trong quá khứ. Chẳng hạn, những em bé sinh từ năm 2000 trở đi đang mát hơn 0.59 độ C so với cụ kỵ của họ, những người sinh ra vào đầu những năm 1800. Trung bình, cứ sau mỗi thập kỷ, thân nhiệt của con người lại giảm 0.03 độ C. Sự sụt giảm tương tự được quan sát thấy trên phụ nữ, với mức giảm 0.32 độ C kể từ những năm 1890.

Dậy thì sớm hơn

Trẻ em cả nam lẫn nữ đều đang đạt đến độ tuổi dậy thì sớm hơn so với trước đây một thế kỷ. Điều này là do sự cải thiện trong vấn đề dinh dưỡng và chăm sóc sức khỏe. Theo một nghiên cứu từ trường đại học California, 15% bé gái ở Mỹ bắt đầu dậy thì từ 7 tuổi. Tuổi dậy thì được đánh giá là đang xuất hiện sớm hơn hai năm so với đầu thế kỷ 20.

Sống lâu hơn

3

Tuổi thọ của con người đã tăng lên do những tiến bộ trong y tế, dinh dưỡng, vệ sinh cơ thể và nhiều yếu tố khác. Một báo cáo từ Viện nghiên cứu Santalucia, Tây Ban Nha dự đoán tuổi thọ con người sẽ tiếp tục tăng lên, cho tới khi đạt tới con số 120 vào cuối thế kỷ 21. Nếu so sánh số liệu này với thời điểm đầu thế kỷ 20, khi chỉ có 26,6% dân số toàn cầu đạt đến độ tuổi 65, chúng ta có thể thấy rằng rất nhiều người thuộc thế hệ Y (sinh từ năm 1981 đến năm 2000) sẽ sống đến 110 tuổi.

Phát hiện nhiều bộ phận cơ thể mới

4

Nhờ sự phát triển khoa học kỹ thuật, rất nhiều bộ phận chưa biết hoặc chưa từng được khám phá trong cơ thể chúng ta đã bước ra ngoài ánh sáng. Chẳng hạn như interstitium, cơ quan này thực chất là hệ thống các túi chứa dịch lỏng, nằm giữa khoảng không gian dưới da, xung quanh ruột và phổi, các mạch máu và mô, màng giữa các cơ…Đây được coi là cơ quan lớn nhất, bởi nó bao trùm toàn bộ các cơ quan nội tạng hiện tại và các mô đơn lẻ trong cơ thể.

Vào năm 2013, giới khoa học phát hiện lớp thứ 6 trong giác mạc con người, được gọi là lớp Dua (dựa theo tên giáo sư Harminder Dua phát hiện ra nó). Cơ quan này chỉ dày 0,04 inch.

Nhiều cơ quan khác đã và sẽ biến mất

5

Nhiều phần bộ phận cơ thể người được dự đoán sẽ không còn xuất hiện trong tương lai. Một số người đã sinh ra mà không có răng khôn, điều này là do bộ hàm con người đang ngày càng trở nên nhỏ lại nhờ sự thay đổi trong chế độ ăn. Cơ gan tay (Palmaris Longus) đang dần biến mất trên cơ thể chúng ta, vì đây là những gì còn sót lại của tổ tiên loài người trước đây – những người sử dụng chi trước để leo trèo.

Béo phì

6

Theo WHO, bệnh béo phì đã tăng gấp 3 kể từ năm 1975 cho đến nay. Dữ liệu từ năm 2016 cho biết hơn 1,9 tỉ người trên toàn cầu bị thừa cân, 650 triệu trong số này mắc chứng béo phì. Các chuyên gia đã chỉ ra rằng sự thay đổi trong chế độ ăn cũng như hoạt động chể thất đã khiến con người ngày càng trở nên “đồ sộ” hơn.

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button