Khám phá

7 phương pháp ghi nhớ giúp bạn thông minh hơn mỗi ngày

Ghi nhớ không chỉ phụ thuộc vào thiên bẩm, nó còn có thể phát triển dựa vào sự nỗ lực luyện tập.

Chúng ta có thể không phải là những thiên tài bẩm sinh, nhưng chẳng có gì là chắc chắn cả nếu như chúng ta được luyện tập qua thời gian.

Triệu hồi trí nhớ

Có thể lúc đầu bạn nghe thấy sẽ nghĩ thật điên rồ, nhưng trên thực tế quá trình suy nghĩ nhớ lại của chúng ta cũng giống như việc chúng ta gọi chúng từ trong não bộ ra vậy hay nói cách khác là triệu hồi.

Việc ghi nhớ các thông tin trong não bộ thực chất là hoạt động “ghi” chúng vào suy nghĩ và “triệu hồi” chúng khi chúng ta cần đến chúng. Do đó cách cải thiện khả năng ghi nhớ cũng chính là rèn luyện khả năng này của mỗi người.

Lấy ví dụ đơn giản nhất: Những tấm thẻ Flashcard (tạm gọi là thẻ ghi nhớ) cũng ra đời với cùng một mục đích này. Khi bạn cố gắng ngồi nhồi nhét và học thuộc những tấm thẻ này, thực ra thì đó là quá trình “ghi lại” hình ảnh và nội dung của chúng vào não bộ của chúng ta.

Lý do nó lúc nào cũng mang lại hiệu quả hơn so với đọc trên sách là bởi việc nhớ lại những tấm thẻ đầy màu sắc với lượng chữ ít ỏi trên đó sẽ dễ dàng và tiếp thu nhanh chóng hơn rất nhiều.

Tạo sự kết nối

Càng có nhiều kết nối dễ nhớ trong tri thức của bạn, như một điều tất yếu là bạn sẽ càng ghi nhớ chúng một cách dễ dàng và lâu dài hơn rất nhiều lần.

Lí do khiến chúng ta thường dễ quên các kiến thức hay những thứ cần ghi nhớ là bởi vì chúng xuất hiện một cách rời rạc trong não bộ của chúng ta và chẳng có gì có thể giúp chúng ta có thể nhớ hay khơi gợi về chúng.

Thế nên thay vì vậy, hãy tạo liên kết các nội dung trong cuộc sống sẽ giúp bạn dễ dàng gợi nhớ và liên tưởng đến những thứ mà bạn cần nhớ trong cuộc sống hằng ngày. Do đó mỗi khi học hay tiếp thu các kiến thức mới, hãy cố gắng liên kết chúng với những gì bạn đã học hoặc biết đến từ trước đó rồi.

Lấy một ví dụ thật đơn giản: Bạn đang ngồi học trong tiết học vật lý về hiện tượng tĩnh điện do ma sát.

“Bạn chợt nhớ là vào mùa đông, bạn cũng từng nhìn thấy nó khi cởi bỏ những chiếc áo len dày cộm trước khi đi ngủ. Bằng cách này, kiến thức sẽ được kết nối một cách dễ dàng và chân thực trong não bộ của bạn” – Đây là một trong những cách tạo ra liên kết dễ nhớ nhất.

1

Hãy tách các vấn đề ra, đừng cố nhớ một đống lộn xộn

Hằng ngày chúng ta phải tiếp xúc với rất nhiều công việc hay rất nhiều thứ cần phải ghi nhớ, cần làm gấp. Vậy nên chẳng có gì khó hiểu nếu chúng ta bị quên hay bỏ sót đi một vài thứ trong đó, mặc dù đôi khi chúng rất quan trọng đối với bạn.

“Lý do là bởi thứ mà bạn đang cố nhớ là “những gì cần làm trong ngày” thay vì “những thứ cần làm ở nhà”, “những thứ cần làm ở công ty”, “những việc cần làm với người yêu”,..

Thay vì cố gắng nhớ một đống lộn xộn, hãy chia tách chúng ra để bạn có thể nhớ chúng một cách khoa học và dễ dàng hơn” – Các chuyên gia nhận định.

Điều này sẽ đặc biệt hiệu quả với việc đi học hay đang ôn thi. Nếu bạn không phải là thiên tài bẩm sinh thì đừng cố gắng nhớ mọi thứ cùng một lúc như thế! Phân tách ra làm nhiều phần nhất định của từng môn hay từng tiết học.

Tự trả lời câu hỏi trước khi bạn có được nó

Nói một cách dễ hiểu hơn là hãy cố gắng tự mình giải đáp các thắc mắ hay các vấn đề khó hiểu trước khi trông chờ người khác làm điều đó giúp bạn.

Việc này giúp não bộ của bạn được kích thích và hoạt động hiệu quả cũng như ghi nhớ lâu hơn là khi bạn hỏi ai đó nhiều. Dù đó là một bài toán khó, một đề luận văn hàn lâm quá sức, một câu hỏi đố mẹo,… hãy cố gắng tự mình đưa ra câu trả lời hay phỏng đoán trước khi trông chờ nó ở người ra đề.

“Xét về mặt giáo dục, đây cũng là cách các học sinh nước ngoài được khuyến khích để sáng tạo. Trước khi bước vào lớp, các học sinh được khuyến khích tìm hiểu trước vấn đề trước khi “làm việc” với giáo viên để hiểu hơn về chúng.

Trong công việc, nó sẽ giups bạn tự tin và tiếp cận vấn đề nhanh hơn trước khi làm việc với sếp” – Theo ý kiến các chuyên gia.

Sự phản chiếu

Khi bạn đang cố gắng hết sức để nhớ về bài giảng trên lớp, nhớ về những lời mẹ dặn dò trước đó, nhớ những nội dung quan trọng trong cuộc họp giao ban đầu tuần vừa rồi,… thì tức là bạn đang tìm kiếm sự phản chiếu của chúng từ trong não bộ của mình.

Bạn sẽ “tua” lại đoạn kí ức cần ghi nhớ và đặt ra các câu hỏi đại loại như: “Nó đã diễn ra như thế nào? Điều gì cần chú ý? Điều gì cần cải thiện?…”

Một nghiên cứu của Đại học Harvard đã từng chứng minh rằng sử dụng viết tay để tìm sự phản chiếu là một cách vô cùng tuyệt vời và nhanh chóng.

Chỉ cần dành khoảng 15′ cuối ngày để phản chiếu lại tất cả những gì bạn cần nhớ hay những thứ quan trọng không thể quên, điều này sẽ giúp bạn tăng hiệu suất làm việc, học tập lên đến 23% cơ đấy.

2

Sử dụng các biểu tượng

Có một cách để ghi nhớ mang lại hiệu quả rất tuyệt vời: đó chính là hình tượng hóa chúng. Và sau đó tất cả những gì bạn cần nhớ sẽ chỉ còn là hình ảnh mà bạn dễ dàng liên tưởng – mặc dù việc này không hề dễ dàng như thế với nhiều người.

Lấy ví dụ đơn giản: Với môn Lịch sử (một môn học cực kỳ khó chịu với nhiều học sinh), bạn cần phải ghi nhớ hết những con số và các diễn biến của một chiến dịch lớn.

Thay vì cố gắng ngồi yên nhồi nhét tất cả từng con chữ trong sách giáo khoa, hãy tưởng tượng và nghĩ rằng trận đánh đó là một cái cây lớn vĩ đại.

Quá trình chuẩn bị cho cuộc chiến chính là rễ cây, bước đầu tiên đánh dấu chính là gốc cây, chiến dịch chính thức sẽ là thân cây, các trận đánh liên quan sẽ là các cành cây xung quanh, và chiến thắng cuối cùng mang tính ảnh hưởng chính là ngọn cây. Đó, cứ như thế từ giờ bạn sẽ chỉ phải nhớ về cái cây này mà thôi.

Luôn sẵn sàng tiếp nhận cái mới

Một bộ não ỳ ạch và lười biếng sẽ chẳng thể nào có thể tiếp thu hay ghi nhận những kiến thức mới chứ đừng tính đến chuyện nhớ chúng.

Nếu bạn thực sự muốn ghi nhớ và học hỏi điều gì đó mới mẻ hay bổ ích, bạn phải thực sự sẵn sàng chấp nhận và tìm hiểu thật nhiều về những thứ mới mẻ. Có thể kiến thức đó sẽ đả kích hay phản lại những gì bạn biết và tin tưởng từ trước, sẽ phủ định quan điểm cố hữu trong bạn,…

Thế nhưng các quan niệm đúng sai sẽ chỉ là tương đối, vậy nên sẽ thật là tuyệt vời nếu bạn luôn sẵn sàng và chấp nhận những thứ mới mẻ.

“Điều này là cần thiết bởi hầu hết chúng ta đều có cái gọi là “ảo tưởng về nhận thức”. Chúng ta thường mặc định những thứ mình đã biết, đã suy nghĩ là luôn đúng, trong khi thực tế đôi khi không phải như vậy.

Việc sẵn sàng lắng nghe và cầu tiến sẽ giúp bạn học hỏi được nhiều hơn và tất nhiên điều đó sẽ chỉ có lợi cho bạn mà thôi” – Các chuyên gia góp ý.

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button