Sức khỏe

7 căn bệnh người đi ngủ sau 23h “không chạy đâu cho thoát”

Theo các bác sĩ việc thức khuya sau 11 giờ đêm có thể gây ra 7 nguy cơ xấu cho sức khỏe như sau.

Cuộc sống hiện đại mang lại nhiều sức ép trong công việc, cũng như các phương tiện giả trí phát triển mạnh mẽ nên cuộc sống sinh hoạt của nhiều người cũng thay đổi theo.

Nhiều người bắt buộc phải thường xuyên thức khuya. Tuy nhiên, nếu cứ duy trì thói quen xấu này thì bạn không thể nào thoát khỏi 7 căn bệnh sau đây.

Tổn thương da (nhất là da mặt)Vào thời điểm từ 22 giờ đến 23 giờ là thời gian làn da của bạn làm nhiệm vụ bảo trì và tái tạo. Nếu bạn thức đêm quá khuya, các tuyến nội tiết sẽ không có điều kiện để làm việc, gây ra rối loạn hệ thần kinh, từ đó sẽ làm, ảnh hưởng đến chức năng của tế bào biểu bì, từ đó đẩy nhanh quá trình lão hóa da, xuất hiện các nếp nhăn, xỉn màu, mụn trứng cá…

1

Tăng cân và béo phì

Nếu bạn không ngủ ít nhất 6 tiếng mỗi đêm, quá trình chuyển hóa chất béo của cơ thể sẽ bị xáo trộn hoàn toàn, có xu hướng tăng lên. Khi mọi bạn ngủ, cơ thể sẽ phân giải một chất gọi là “leptin”, tạm hiểu là giúp cơ thể gầy đi hoặc hao phí bớt.

Nếu bạn không ngủ vào thời gian này, cơ thể sẽ không có cơ hội tự gầy đi và lâu ngày sinh ra tích tụ mỡ, khiến bạn tăng cân, béo phì, không thể đào thải mỡ thừa ra khỏi cơ thể

Chưa kể, khi ngủ muộn bạn luôn cảm thấy đói cần phải ăn đêm, nên lượng thức ăn không được tiêu hóa hết. Lâu dần, điều này sẽ dẫn gây ra mô mỡ dày trong cơ thể, gây tăng cân, béo phì.

Suy giảm trí nhớ

Khi chúng ta thức khuya, hệ thần kinh giao cảm trong cơ thể vẫn duy trì trạng thái hưng phấn, hứng khởi, đến ngày hôm sau chúng sẽ rơi vào trạng thái làm việc quá sức và cạn kiệt sức lực. Lúc này, bạn sẽ có cảm giác chóng mặt, giảm trí nhớ, thiếu tập trung và các vấn đề sức khỏe khác.

Một thời gian dài thức đêm sẽ gây ra suy nhược thần kinh, mất ngủ, các triệu chứng bất lợi khác cũng sẽ xuất hiện sau đó, rất nguy hiểm

Bệnh tim mạch

Ngủ quá muộn vào ban đêm có thể làm đảo lộn nhịp sinh học, thậm chí gây mất ngủ. Khi bạn có ít thời gian để nghỉ ngơi, nó sẽ gây áp lực lên tim, dẫn đến ngừng tim và đột quỵ.

Nguy cơ gây bệnh dạ dày

Việc ăn vào ban đêm không chỉ gây khó ngủ mà còn làm cho bạn ăn không ngon miệng vào sáng hôm sau, gây mất cân bằng dinh dưỡng. Điều này gây ảnh hưởng đến dạ dày , ban ngày cơ thể hoạt động , thần kinh giao cảm giúp dạ dày co bóp , hỗ trợ tiêu hóa cũng như hấp thu thức ăn.

Nhân tế bào biểu mô dạ dày trung bình cứ khoảng 2-3 ngày lại lặp lại một lần cập nhật, tái thiết mô. Hoạt động này thường xuyên diễn ra vào ban đêm. Nếu bạn thức khuya, đi kèm với thói quen ăn đêm, vô tình sẽ tạo gánh nặng cho đường tiêu hóa khó khăn.

Nếu dạ dày phải làm việc quá nhiều, không đủ thời gian để nghỉ ngơi và tái tạo lại sức “lao động”, trong thời gian dài sẽ sinh ra mệt mỏi, ốm bệnh.

Gây tổn thương gan

Khoảng thời gian từ 11h đêm đến 3h sáng là thời gian cao điểm để gan làm việc bài tiết độc tố. Nếu trong giai đoạn này cơ thể không ở trong trạng thái ngủ sâu giấc thì gan sẽ không đủ điều kiện tốt để hoạt động, gây ra sự thiếu hụt lượng máu trong gan, từ đó làm tổn thương các tế bào, khó hồi phục và sửa chữa những tế bào hỏng.

Gan là cơ quan trao đổi chất quan trọng nhất trong cơ thể bạn. Nếu gan bị tổn thương, ngay lập tức sức khỏe tổng thể sẽ bị đe dọa, ảnh hưởng lớn đến các cơ quan khác.

Bệnh đái tháo đường

Ngủ muộn phá hỏng sự cân bằng nội tiết tố của cơ thể. Điều đó khiến bạn không dung nạp được glucose bằng lượng insulin, tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button