Sức khỏe

Bị ù tai là là bệnh gì, cách điều trị nhanh khỏi nhất

Bị ù tai phải, ù tai trái là biểu hiện của bệnh lý. Cần xác định nguyên nhân chính xác và có phương pháp điều trị thích hợp bệnh sẽ khỏi. Để chữa trị ù tai, có thể dùng phương pháp Tây y hoặc Đông y tùy theo từng loại bệnh có nguyên nhân từ ù tai cụ thể.

Ù tai là gì?

Ù tai là hiện tượng xuất hiện âm thanh lạ trong tai. Người bị bệnh này thường nghe tiếng gió thôi, tiếng huýt sáo, vé kêu, mạch đập của nhịp tim… Ù tai là một hiện tượng gây khó chịu vì chỉ có người bị nghe được âm thanh này.

Ù tai không phải là một bệnh nhưng là triệu chứng của một số vấn đề cần lưu ý như: tai bị tắc vì dáy tai quá nhiều; dị ứng thức ăn, thuốc uống; bị viêm tai giữa; có hiện tượng bất bình thường ở mạch máu não; có hiện tượng bất bình thường hay tổn thương các dây thần kinh thính giác (do nghe tiếng nổ to, tiếng ồn thường xuyên…); bệnh đái tháo đường; có khối u ở não; tuổi cao…

Theo Đông ý, chóng mặt, ù tai thuộc phạm vi chứng huyễn vựng. Nguyên nhân là do can thận âm hư, can huyết hư gây ra (chứng hư) hoặc do can dương nổi lên, can hỏa vượng thịnh, đàm thấp gây ra (chứng thực).

Ù tai là hiện tượng nghe âm thanh lạ trong tai

Ù tai là hiện tượng nghe âm thanh lạ trong tai

Cách điều trị chứng ù tai hiệu quả

Điều trị ù tai khi xác định được nguyên nhân:

Theo PGS. TS Trần Công Hòa, chứng ù tai có nhiều nguyên nhân gây ra, cách tốt nhất là nếu gặp trường hợp trên thì tới gặp bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng ngay để khám, tìm nguyên nhân để giải quyết và có thể điều trị một cách hiệu quả nhất.

Trước hết, cần chú ý tới tâm trạng của người bệnh vì bệnh nhân thường lo lắng, mất ngủ dẫn tới suy nhược cơ thể, do đó, có thể dùng các thuốc an thần nhẹ trước khi đi ngủ, hơn nữa, ban đêm yên tĩnh, tiếng ù tai càng tăng.

Các trường hợp bệnh lý như viêm ống tai ngoài, nấm ống tai, nút ráy tai hay viêm tai giữa thì ngoài việc điều trị viêm, cần làm sạch ống tai;

Một số người ù tai do tiếp xúc với tiếng ồn hoặc nghe nhạc qua tai nghe quá to, kéo dài thì nên tránh tiếp xúc với tiếng ồn; nếu huyết áp cao, cần dùng thuốc hạ áp theo hướng dẫn của bác sĩ tim mạch; các trường hợp ù tai do rối loạn vận mạch, thiểu năng tuần hoàn não, cần sử dụng nhóm thuốc làm giãn động mạch tai trong và tăng vận chuyển oxy đến ốc tai; điều trị các bệnh mũi xoang, họng gây ù tai như nạo VA, vệ sinh mũi họng, nong hoặc bơm hơi vòi nhĩ trong trường hợp vòi nhĩ bị tắc.

Các trường hợp nặng như viêm mê nhĩ, bệnh Ménière, u não, u dây thần kinh số VIII, ung thư vòm mũi họng thì phải điều trị theo chuyên khoa sâu, có thể điều trị nội khoa hoặc phẫu thuật.

Cấu tạo của tai

Cấu tạo của tai

Điều trị chứng ù tai không rõ nguyên nhân:

Theo TS Phạm Bích Đào (ĐH Y Hà Nội), chứng ù tai không rõ nguyên nhân thường được các bác sĩ cho dùng các thuốc sau đây:

Thuốc uống: Có thể dùng một hoặc phối hợp các thuốc sau: bổ sung kẽm (thiếu hụt kẽm trong huyết thanh cũng gây ù tai), etidronate hoặc sodium fluoride (ù tai do bệnh xốp xơ tai), an thần carbamazepine, phối hợp với vitamin.

Thuốc hay được sử dụng là alprazolam (benzodiazepine) tác động lên não và dây thần kinh (hệ thống thần kinh trung ương), với hình thức tăng cường ảnh hưởng của một hóa chất tự nhiên nào đó trong cơ thể (GABA). Thuốc dùng đường uống cần theo chỉ dẫn của bác sĩ. Sử dụng ống nhỏ giọt lấy thuốc đúng liều lượng và trộn trong thức ăn lỏng hoặc mềm như cháo ngay trước khi dùng. Liều dùng được dựa trên tình trạng sức khỏe, tuổi tác của từng bệnh nhân, có thể được tăng dần liều theo đơn bác sĩ để giảm nguy cơ tác dụng phụ.

Ngoài ra, chế độ dinh dưỡng cũng làm ảnh hưởng tới ù tai. Ví dụ, tránh caffein, nicotin hoặc muối có thể làm giảm các triệu chứng, nhưng giảm caffein và/hoặc bỏ hút thuốc cũng có thể bị ù tai. Uống rượu có thể làm tăng hoặc giảm mức độ nặng của ù tai.

Điều trị chứng ù tai theo Đông y

Theo lương y Thái Hòe, khi bị chóng mặt, ù tai, có thể dùng các bài thuốc sau:

Chóng mặt ù tai thể can phong

Do can dương thượng xung, can hỏa vượng, can thận âm hư gây ra. Thường gặp ở người tăng huyết áp, xơ cứng động mạch, rối loạn giao cảm,… Người bệnh có biểu hiện hoa mắt, ù tai, miệng khô, đắng, nôn, phiền táo, dễ cáu gắt, đầu lưỡi đỏ, mạch huyền tế đới sác. Phép chữa là bình can tức phong, tiềm dương hoặc bổ thận âm, bổ can huyết tiềm dương. Dùng một trong các bài thuốc:

Bài 1: Thiên ma câu đằng ẩm: thiên ma 12g, câu đằng 16g, phục linh 12g, tang ký sinh 16g, dạ giao đằng 12g, hoàng cầm 12g, chi tử 8g, thạch quyết minh 20g. Sắc uống ngày 1 thang.

Bài 2: Long đởm tả can thang: dùng cho người bệnh tăng huyết áp gây chóng mặt, phiền táo, ít ngủ, tiểu tiện đỏ, táo bón, rêu lưỡi vàng, mạch huyền sác (do can hỏa vượng): long đởm thảo 12g, hoàng cầm 12g, sơn chi 12g, sài hồ 16g, đương quy 8g, mộc thông 12g, xa tiền 16g, trạch tả 8g, địa long 12g, mẫu lệ sống 16g. Sắc uống ngày 1 thang.

Thể đàm thấp

Người bệnh có biểu hiện béo trệ, hay hoa mắt chóng mặt, lợm giọng buồn nôn, hồi hộp, ngủ hay mê, ăn kém, hay khạc đờm buổi sáng, miệng nhạt, lưỡi bệu, rêu dính, mạch hoạt. Phép chữa là hóa thấp trừ đàm. Dùng bài thuốc Nhị trần thang gia giảm: trần bì 8g, bán hạ chế 8g, phục linh 8g, cam thảo 4g. Sắc uống ngày 1 thang.

Nếu miệng đắng, lưỡi khô, nước tiểu vàng, phiền táo, đại tiện táo, gia trúc nhự 8g, chỉ thực 12g, địa long 8g, thạch xương bồ 8g, bạch thược 12g.

Nếu rêu lưỡi trắng dính, đại tiện lỏng, không khát, gia đẳng sâm 16g, bạch truật 12g, trạch tả 8g.

Thể huyết hư

Thường gặp ở người thiếu máu, xơ cứng động mạch. Người bệnh có biểu hiện sắc mặt xanh hoặc vàng úa, hoa mắt chóng mặt, hồi hộp, ngủ ít, mệt mỏi, hay quên, ăn kém, kinh nguyệt không đều, lượng kinh ít, sắc nhạt, chất lưỡi nhạt, ít rêu, mạch tế nhược. Dùng bài thuốc:

Bài 1: thục địa 16g, xuyên khung 12g, kỷ tử 12g, hà thủ ô 16g, tang ký sinh 16g, ngưu tất 12g, long nhãn 12g, cỏ nhọ nồi 12g, hoài sơn 12g. Sắc uống ngày 1 thang.

Bài 2: Bát trân thang gia giảm: thục địa 12g, xuyên khung 8g, xuyên quy 8g, bạch thược 12g, đẳng sâm 16g, bạch truật 12g, phục linh 8g, cam thảo 4g, địa long 12g, mẫu lệ sống 16g, thạch quyết minh 20g, tang ký sinh 16g. Sắc uống ngày 1 thang.

Bài 3: Tứ vật thang gia giảm: thục địa 12g, xuyên khung 8g, đương quy 12g, bạch thược 12g, tang ký sinh 16g, kỷ tử 12g, long nhãn 12g, hà thủ ô 16g, a giao 8g, ngưu tất 2g. Sắc uống ngày 1 thang.

Điều trị ù tai bằng xoa bóp, bấm huyệt.

Để tăng thêm hiệu quả điều trị, hằng ngày nên xoa bóp các huyệt: nội quan, thần môn, phong trì, định suyễn, tam âm giao, hợp cốc. Mỗi huyệt trong 1 – 2 phút. Ngày 1 – 2 lần.

Nếu do can phong thêm huyệt thái xung.

Nếu do đàm thấp thêm huyệt phong long, túc tam lý.

Nếu do huyết hư thêm huyệt tỳ du, cách du, cao hoang.

Vị trí huyệt

Nội quan: Trên lằn chỉ cổ tay 2 tấc, giữa khe gân cơ gan tay lớn và bé.

Thần môn: Ở phía xương trụ, nằm trên lằn chỉ cổ tay, nơi chỗ lõm sát bờ ngoài gân cơ trụ trước và góc ngoài bờ trên xương trụ.

Phong trì: Ở chỗ lõm của bờ trong cơ ức đòn chũm và bờ ngoài cơ thang bám vào đáy hộp sọ.

Ðịnh suyễn: Từ gai đốt sống cổ 7 đo sang ngang 1 tấc.

Tam âm giao: Ở sát bờ sau – trong xương chày, từ đỉnh cao của mắt cá chân trong đo lên 3 tấc.

Hợp cốc: Khép ngón trỏ và ngón cái sát nhau, huyệt ở điểm cao nhất của cơ bắp ngón trỏ ngón cái.

Thái xung: Sau khe giữa ngón chân 1 và 2, đo lên 1,5 tấc, huyệt ở chỗ lõm tạo nên bởi 2 đầu xương ngón chân 1 và 2.

Phong long: Ðỉnh mắt cá chân ngoài lên 8 tấc.

Túc tam lý: Úp lòng bàn tay vào giữa đầu gối, đầu ngón tay giữa chạm vào xương ống chân (xương chày), từ đó hơi xịch ra phía ngoài 1 ít là huyệt.

Tỳ du: Dưới gai sống lưng 11, đo ngang ra 1,5 tấc.

Cách du: Dưới gai đốt sống lưng 7, đo ngang ra 1,5 tấc.

Cao hoang: Dưới gai sống lưng 4, đo ngang 3 tấc.

Cần khám tai để biết nguyên nhân ù tai

Cần khám tai để biết nguyên nhân ù tai

Sử dụng thuốc chữa ù tai có phản ứng phụ gì?

Thuốc có thể gây ra các phản ứng phụ, đặc biệt là nếu được sử dụng thường xuyên trong một thời gian dài hoặc với liều lượng cao. Trong trường hợp này, các triệu chứng như động kinh có thể xảy ra nếu đột nhiên ngừng sử dụng, do đó cần giảm liều dần dần. Dừng thuốc và báo với bác sĩ những phản ứng phụ ngay lập tức nếu gặp phải. Tác dụng phụ của thuốc sẽ tăng nếu người dùng có tiền sử sử dụng rượu hoặc ma túy. Các tác dụng không mong muốn có thể gặp:

Buồn nôn: Đây là tác dụng phụ thường thấy nhất và cũng là lý do khiến bệnh nhân ngưng thuốc. Ngay tuần lễ đầu sau khi uống thuốc là buồn nôn đã xảy ra. Ðể tránh buồn nôn, nên uống thuốc khi no bụng, uống nhiều nước, dùng thêm thuốc chống chất chua bao tử. Nếu có thể, uống loại thuốc tan chậm.

Tăng cân: Ăn ngon miệng và tăng cân do giữ nước trong cơ thể, không vận động hoặc ăn ngon hơn.

Rối loạn tình dục: Giảm ham muốn, loạn cương dương, chậm xuất tinh, giảm khoái cảm có thể kéo dài trong suốt thời gian dùng thuốc. Ðể tránh tác dụng ngoại ý này, nên nói với bác sĩ đổi thuốc. Ðôi khi có thể xin ngưng thuốc một vài ngày trong tuần.

Mệt mỏi, buồn ngủ: Để tránh khó chịu, nên ngủ mươi phút vào ban ngày, vận động nhẹ, không lái xe cho tới khi hết mệt mỏi, uống thuốc hai giờ trước khi đi ngủ.

Mất ngủ: Do tác dụng kích thích thần kinh, làm cho con người tỉnh táo và đưa tới khó đi vào giấc ngủ hoặc thức dậy ban đêm, mệt mỏi ban ngày, vì vậy nên uống thuốc vào buổi sáng, giảm sử dụng thực phẩm có caffein, tập thư giãn trước khi đi ngủ.

Kích động, bồn chồn, lo lắng: Bệnh nhân cảm thấy như có nhiều sinh lực, tinh thần quá kích động, đứng ngồi không yên. Nếu tình trạng kéo dài, bệnh nhân sẽ luôn luôn căng thẳng, mệt mỏi. Ðể giảm khó khăn này, có thể thông báo với bác sĩ để được sử dụng thêm thuốc an thần một thời gian ngắn và tập thiền định, thư giãn tâm hồn.

Khô miệng: Dùng thuốc chữa ù tai có thể gây khô miệng, giảm nước miếng.

Mờ mắt vì thuốc làm mắt khô: Bác sĩ điều trị có thể bổ sung thêm thuốc nhỏ mắt đặc biệt làm ướt mắt hoặc thay đổi liều lượng thuốc điều trị.

Táo bón: Để tránh tình trạng này, người bệnh nên uống nhiều nước, ăn nhiều rau, trái cây, vận động cơ thể đều đặn. Nếu cần, uống thuốc làm mềm phân.

Tương tác giữa thuốc chống trầm cảm và các thuốc khác: Có thể tương tác với nhiều dược phẩm khác và gây ra các phản ứng không tốt, nên nói cho bác sĩ biết các thuốc mình đang dùng, kể cả thuốc mua không cần toa bác sĩ và các dược thảo.

Trong quá trình điều trị, người bệnh cần chú ý luôn tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ điều trị, không nên sốt ruột vì thuốc chữa ù tai không có tác dụng ngay mà thường phải từ 2-4 tuần lễ sau khi dùng mới thấy hiệu quả.

Xem clip tự chữa ù tai bằng bấm huyệt.

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button