Khám phá

10 tình huống và hiệu ứng tâm lý khiến bạn dại dột phí tiền khi mua sắm

Hầu hết ai cũng từng rơi vào trường hợp chỉ định vào cửa hàng mua ổ bánh mỳ, nhưng đi ra lại một túi đầy thức ăn. Tại sao lại như thế?

Dưới đây là những tình huống khi đi mua sắm khiến bạn mua thêm những món đồ khác với dự định ban đầu, thậm chí phí tiền mang về nhà những món đồ chất lượng kém, vô ích. Bên cạnh đó Gia Đình Mới cũng sẽ cung cấp cho bạn cách để ngăn chặn tình trạng này.

1. Hiệu ứng Diderot

1

Hiệu ứng Diderot là khái niệm khi bạn mua một cái gì mới, nó khiến bạn cảm thấy những món đồ trước đó đã quá cũ so với nó, và cuối cùng bạn thay thế tất cả đồ cũ bằng đồ mới.

Hiệu ứng này được đặt theo tên triết gia người Pháp Denis Diderot sống gần trọn cuộc đời trong nghèo khó nhưng bỗng chốc trở nên giàu có. Ông đã bỏ tiền mua một chiếc áo choàng mới màu đỏ tươi.

Nhưng chiếc áo choàng mới của Diderot quá đẹp khiến ông nhận ra rằng chiếc áo đang lạc lõng giữa những vật dụng tầm thường trong nhà và cuối cùng đã thay hết đồ cũ trong nhà bằng đồ mới.

Theo hiệu ứng Diderot, việc sở hữu một món đồ mới sẽ dẫn đến việc tạo ra vòng xoáy mua sắm khiến bạn muốn mua nhiều thứ hơn nữa. Kết quả là chúng ta sẽ mua rất nhiều thứ mà bản thân trước đây không hề cần để cảm thấy hạnh phúc và thỏa mãn.

Làm thế nào để chống lại hiệu ứng này?

Trước khi mua hàng, bạn cần hiểu rõ liệu bạn có gắn bất kỳ mong muốn, kỳ vọng gì với nó không. Ví dụ, bạn mua điện thoại để giữ liên lạc và làm việc hiệu quả hơn, hay vì bạn mong muốn được thăng tiến, kiếm nhiều tiền hơn? Nếu là vế sau thì có lẽ bạn nên xem lại thái độ với công việc, điều đó có lẽ sẽ mang lại kết quả tốt hơn.

2. Hiệu ứng đua đòi

2

Khi bạn mua món đồ mà người khác không mua để trở nên khác biệt, hành động này được gọi là “hiệu ứng đua đòi” (snob effect). Nhiều người thích trở thành trung tâm của sự chú ý, và việc mua chiếc váy mới là cách tốt nhất để được chú ý.

Làm thế nào để chống lại hiệu ứng này?

Liệt kê những chủ đề bạn giỏi và những điều bạn tự hào. Danh sách này sẽ không hề ngắn đâu, đừng lo. Những món quần áo không phải cách duy nhất để bạn thu hút sự chú ý. Cách nói chuyện có duyên hay thái độ tích cực, tính cách dễ chịu của bạn có thể là yếu tố khiến người khác thích ở bên bạn.

3. Hiệu ứng đoàn tàu

3

Hiệu ứng đoàn tàu (bandwagon effect) để chỉ hiệu ứng ăn theo, trong đó người này làm theo người kia, bỏ mặc chính kiến của bản thân.

Hiệu ứng này ngược hẳn với hiệu ứng đua đòi. Nó xảy ra khi một người mua món đồ chỉ vì nó thời trang và tất cả mọi người khác đều có nó, cho dù món đồ đó không phù hợp với phong cách của họ, chỉ vì họ muốn chạy theo xu hướng chung.

Làm thế nào để chống lại hiệu ứng này?

Trước khi mua đồ, hãy hỏi bản thân “Vì sao bạn muốn mua nó?” Nếu bạn thực sự thích và bạn cần thì không sao, còn nếu không thì bạn đang bị người khác ảnh hưởng.

4. Mua để dành cho tương lai

4

Con người thường thích sự tích cực. Do đó chúng ta mua quần áo để dành cho tương lai, chẳng hạn một chiếc váy nhỏ hơn hai số vì chúng ta nghĩ đó sẽ là động lực giảm cân, hay đăng ký thành viên tập gym cả 1 năm để có động lực không bỏ tập, nhưng cuối cùng là bỏ bê việc tập luyện và phí tiền học.

Làm thế nào để ngăn tình trạng này?

Hãy nhớ việc mua một món đồ sẽ không thể khiến bạn gầy hơn, quyến rũ hơn hay thông minh hơn. Bạn cần tự lực đạt được điều đó. Những khoản tiền bỏ ra hay thời trang đắt đỏ không thể đưa bạn đến gần hơn tương lai hạnh phúc mà bạn mong đợi.

5. Mua sắm tùy hứng

5

Bạn có một ngày tồi tệ nên quyết định tạt vào cửa hàng yêu thích, hoặc bạn vừa được thưởng ít tiền nên đi mua sắm. Nhưng niềm vui từ việc mua sắm sẽ qua đi rất nhanh, còn món đồ bạn mua có thể sẽ chả bao giờ được dùng, hoặc sẽ khiến bạn buồn vì đã tiêu quá nhiều tiền cho nó.

Làm thế nào để ngăn tình trạng này?

Việc mua sắm tùy hứng là do thiếu cảm xúc tích cực. Hãy tìm một hoạt động khác giúp bạn chống lại tâm trạng kém, buồn bã, căng thẳng.

6. Chiêu trò tiếp thị

6

Nhạc dễ chịu, màu sắc ấm áp, mùi hương tạo cảm giác quen thuộc là những yếu tố ảnh hưởng tiềm thức chúng ta khi bước vào cửa hàng. Bên trong cửa hàng thường ấm cúng, thoải mái và cửa sổ thường đóng kín khiến chúng ta thư giãn, quên hết thời gian và mua hàng nhiều hơn.

Làm thế nào để ngăn tình trạng này?

Đừng để bụng đói đi mua hàng, hãy đeo tai nghe nghe nhạc, như vậy bạn sẽ không bị các chiêu trò tiếp thị đánh lừa.

7. Giảm giá và khuyến mãi

7

Đây là một trong những lý do phổ biến khiến chúng ta mua đồ mà mình không cần. Các cửa hàng thường đưa ra khuyến mại mua 2 tặng 1, hoặc giảm giá 50% cho sản phẩm sắp hết hạn. Nhưng khách hàng lại nghĩ là mình được lời, và cuối cùng sẽ mua món đồ mà mình không cần.

Làm thế nào để ngăn tình trạng này?

Giới hạn không gian cất đồ của bạn, để một ngăn tủ riêng cho chúng và đảm bảo nó không bị quá tải.

8. Hàng giá rẻ

8

Để tiết kiệm tiền khi mua một món đồ đang cần dùng, chúng ta có thể mua những loại giá rẻ hơn. Nhưng cái lợi ích trước mắt chỉ là sự đánh lừa mà thôi. Một chiếc quần bò tốt có thể mặc được nhiều năm, so với một chiếc quần rẻ tiền sẽ nhanh chóng “tã” và bạn phải mua đồ mới.

Làm thế nào để ngăn tình trạng này?

Khi mua hàng, hãy để ý đến chất lượng thay vì bảng giá.

9. Người bán hàng thuyết phục

9

Nhiều người bán hàng rất biết cách thuyết phục và chiếm được lòng tin của chúng ta. Họ khẳng định mặt hàng này chỉ còn một món duy nhất, họ khẳng định sản phẩm này không tốt bằng sản phẩm kia, họ dụ bạn mua nhiều đồ hơn ý định ban đầu,…

Làm thế nào để ngăn tình trạng này?

Hãy luôn nhớ ý định mua sắm ban đầu của bạn, tra cứu thông tin về sản phẩm trên mạng trước để không cần hỏi người bán hàng nhiều. Một mẹo khác là đi mua sắm với bạn bè, như vậy họ sẽ khó thuyết phục cả hai hơn.

10. Những nỗi sợ hãi của chúng ta

10

Khi bạn thấy một món hàng mà bạn không có ý định mua, nhưng bạn lại nghĩ nhỡ đâu lần sau mình lại không còn tiền để mua hàng, vậy là bạn lại quyết định mua nó.

Hoặc là hồi nhỏ bạn hay bị cha mẹ từ chối mua đồ cho bạn rất nhiều, khiến bạn ám ảnh.

Làm thế nào để ngăn tình trạng này?

Hãy tưởng tượng bạn cần chuyển đến một nước khác, bạn sẽ mang theo món đồ nào? Không nhiều đồ lắm, đúng không? Đó chính là những món đồ thực sự cần, còn lại thì đều là không.

Bạn nên dành tiền tiết kiệm để đi du lịch hoặc cho những sự kiện thú vị mang lại cho bạn cảm xúc tươi sáng và rộng lớn hơn.

Tham khảo Bright Side – Hoàng Nguyên – Gia Đình Mới

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button