Thuốc

Tác dụng thuốc Partamol Tab và cách dùng đúng nhất

– Thuốc Partamol Tab có tác dụng gì, cách dùng như thế nào, có tác dụng phụ nào nghiêm trọng không, liều dùng, lưu ý khi sử dụng Partamol Tab đối với người lớn, trẻ em, phụ nữ có thai, cho con bú từ nhà sản xuất.

Số đăng ký:

Dạng bào chế: Viên nén

Đóng gói: Vỉ 10 viên. Hộp 10 vỉ.; Chai 100 viên. Hộp 1 chai.

Nhà sản xuất: Công ty TNHH Liên doanh STADA-Việt Nam

Nhà phân phối:

Nhà đăng ký:

Thành phần: Paracetamol, Codein phosphat.

Hàm lượng: Paracetamol 500 mg; Codein phosphat 30 mg; Tá dược vừa đủ 1 viên

Toa thuốc Partamol Tab theo công bố của nhà sản xuất hoặc cơ quan y tế. Đây là thông tin tham khảo. Bạn cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng bất kỳ loại thuốc nào.

Phần thông tin tham khảo – Dùng thuốc theo chỉ định của Bác sĩ

Chỉ định: Dùng để giảm đau từ nhẹ đến nặng vừa.

Liều lượng và cách dùng

– Thuốc được dùng bằng đường uống. Nên điều chỉnh liều theo mức độ nghiêm trọng của cơn đau và đáp ứng của bệnh nhân. Tuy nhiên cần lưu ý rằng sự dung nạp codein có thể tiến triển cùng với việc sử dụng liên tục và khả năng mắc phải các tác dụng không mong muốn phụ thuộc liều.

Ở người lớn liều codein trên 60 mg không có khả năng làm giảm cơn đau tương xứng nhưng kéo dài thời gian giảm đau và kèm theo sự gia tăng đáng kể các tác dụng phụ không mong muốn. Liều thường dùng cho người lớn là:

Liều đơn (Khoảng)                     Liều tối đa trong 24 giờ
Codein phosphat                        15 mg – 60 mg                                       360 mg
Paracetamol                              300 mg – 1000 mg                                 4000 mg

Có thể lặp lại liều dùng sau mỗi 4 giờ. Bác sĩ nên xác định số viên thuốc cho mỗi liều và số viên thuốc tối đa cho mỗi 24 giờ, dựa vào sự chỉ dẫn liều dùng ở trên.

Chống chỉ định

– Bệnh nhân quá mẫn hay có cơ địa dị ứng với bất cứ thành phần nào của thuốc.

– Bệnh nhân suy chức năng gan hoặc thận.

– Bệnh nhân nghiện rượu.

– Bệnh nhân thiếu hụt men glucose – 6 – phosphat dehydrogenase.

Thận trọng

– Tổn thương đầu và tăng áp lực hộp sọ: Ảnh hưởng ức chế hô hấp của các thuốc gây nghiện và khả năng tăng áp lực dịch não tủy có thể làm gia tăng rõ rệt tổn thương đầu, những tổn thương trong não khác hoặc sự gia tăng áp lực hộp sọ trước đó.

Hơn nữa, các thuốc gây nghiện gây ra các phản ứng phụ có thể che đậy quá trình diễn tiến lâm sàng của những bệnh nhân bị tổn thương đầu.

– Các bệnh cấp ở bụng: Việc dùng thuốc này hoặc các thuốc gây nghiện khác có thể che lấp chẩn đoán hoặc quá trình diễn tiến lâm sàng của những bệnh nhân bị các bệnh cấp ở bụng.

Những bệnh nhân có nguy cơ đặc biệt: Thuốc này nên dùng thận trọng cho một số bệnh nhân lớn tuổi hoặc sức yếu và bệnh nhân bị suy chức năng gan hoặc thận nặng, thiểu năng tuyến giáp, bệnh Addison và phì đại tuyến tiền liệt hoặc nghẽn niệu đạo.

– Codein có thể gây lệ thuộc thuốc như nhóm morphin và do đó có khả năng lạm dụng thuốc. Sự lệ thuộc về tinh thần lẫn thể chất và sự dung nạp có thể tiến triển do dùng thuốc thường xuyên, thuốc nên được kê đơn và sử dụng thận trọng tương tự như việc sử dụng các thuốc chứa chất gây nghiện đường uống khác.

Những bệnh nhân đang dùng các thuốc giảm đau gây nghiện khác, thuốc trị loạn thần kinh, thuốc an thần, hoặc các thuốc ức chế thần kinh trung ương (gồm alcohol) dùng đồng thời với thuốc này có thể gây ức chế thần kinh trung ương hơn. Khi dự định dùng liệu pháp phối hợp trên nên giảm liều của một hoặc cả hai thuốc.

– Thận trọng khi dùng paracetamol cho những bệnh nhân bị suy giảm chức năng thận. Nồng độ huyết tương của paracetamol và dạng liên hợp glucuronid và sulfat của nó tăng ở những bệnh nhân suy thận vừa và ở bệnh nhân có thẩm tách.

Tương tác thuốc

– Rượu: dùng quá mức rượu có thể làm tăng nguy cơ gây độc gan của paracetamol, đặc biệt khi kết hợp cùng với các thuốc giảm đau/hạ sốt không kê đơn khác (như aspirin, salicylat, ibuprofen,..).

– Thuốc chống co giật và isoniazid: dùng đồng thời paracetamol với isoniazid hoặc thuốc chống co giật làm tăng nguy cơ gây độc cho gan.

– Codein có thể làm tăng nồng độ amylase trong huyết thanh.

– Thuốc chống đông đường uống: dùng lâu dài liều cao paracetamol bằng đường uống làm tăng nhẹ tác dụng của coumarin và các thuốc chống đông dẫn xuất indandion.

– Dùng đồng thời các thuốc kháng cholinergic với codein có thể gây tắc ruột do bị liệt.

Phụ nữ có thai và cho con bú

– Phụ nữ có thai:

Paracetamol là thuốc giảm đau thường được lựa chọn dùng cho phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, việc sử dụng paracetamol thường xuyên vào giai đoạn cuối thai kỳ có liên quan đến vấn đề thở khò khè dai dẳng của trẻ sơ sinh. Không nên dùng paracetamol quá thường xuyên đối với phụ nữ có thai.

Chưa biết codein phosphat có thể gây hại cho bào thai khi dùng cho phụ nữ có thai hoặc có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản hay không. Căn cứ vào tiền sử dùng codein phosphat trong các giai đoạn của thai kỳ, không thấy có nguy cơ bất thường ở bào thai.

Codein phosphat chỉ nên dùng cho phụ nữ có thai nếu thật sự cần thiết. Viên chứa paracetamol và codein phosphat chỉ nên dùng trong thai kỳ nếu lợi ích cao hơn nguy cơ tiềm ẩn cho bào thai.

– Phụ nữ cho con bú:

Chưa thấy có tác dụng phụ xảy ra trên trẻ bú sữa mẹ khi người mẹ đang dùng paracetamol, lượng paracetamol được phân bố vào sữa mẹ rất ít nên không thể gây nguy hại cho trẻ bú mẹ.

Một số nghiên cứu đã phát hiện codein có trong sữa mẹ. Nồng độ có thể không có ý nghĩa lâm sàng khi dùng liều điều trị thông thường. Nên xem xét khả năng có lượng thuốc quan trọng về mặt lâm sàng được bài tiết vào sữa mẹ ở những cá nhân lạm dụng codein. Nên dùng thuốc thận trọng ở phụ nữ cho con bú

Tác động của thuốc lên khả năng lái xe và vận hành máy móc

Codein có thể làm suy giảm những khả năng thuộc về tinh thần và/hoặc thể chất cần thiết cho việc thực hiện các công việc có thể gây nguy hiểm như lái xe hoặc vận hành máy móc.

Nên tránh làm những công việc trên khi dùng thuốc này.

Tác dụng phụ

Tác dụng phụ thường gặp nhất gồm thiếu suy nghĩ, hoa mắt, an thần, thở ngắn, buồn nôn và nôn. Các tác dụng phụ này thường gặp ở bệnh nhân ngoại trú hơn so với bệnh nhân nội trú, và một vài trong số các tác dụng phụ này có thể nhẹ bớt nếu người bệnh nằm nghỉ.

Các tác dụng phụ khác gồm phản ứng dị ứng, sảng khoái, khó chịu, táo bón, đau bụng, ngứa.

Ở liều cao, codein có hầu hết các các bất lợi của morphin gồm sự ức chế hô hấp.

Quá liều

– Triệu chứng:

Paracetamol:

Quá liều paracetamol có thể do dùng một liều duy nhất gây độc tính hoặc dùng lặp lại liều cao paracetamol (7,5-10 g mỗi ngày trong 1-2 ngày) hoặc do dùng thuốc dài ngày. Hoại tử tế bào gan phụ thuộc liều là độc tính cấp nguy hiểm nhất do quá liều và có thể gây tử vong.

Codein:

Độc tính do ngộ độc codein gồm bộ ba triệu chứng của opioid là co khít đồng tử, ức chế hô hấp và mất ý thức. Co giật có thể xảy ra.

– Điều trị:

Paracetamol

Khi bị ngộ độc paracetamol, acetylcystein được dùng như một chất giải độc. Khi dùng acetylcystein bằng đường uống, liều khởi đầu là 140 mg/kg; tiếp theo là liều duy trì 70 mg/kg sau mỗi 4 giờ và lặp lại 17 liều.

Trong vòng 1 giờ sau khi dùng liều khởi đầu hoặc liều duy trì acetylcystein, nếu bệnh nhân bị nôn ói, nên cho dùng liều lặp lại. Nếu bệnh nhân vẫn không thể uống, acetylcystein có thể được đưa qua ống thông vào tá tràng. Cũng có thể dùng thuốc chống nôn cho những bệnh nhân bị nôn ói.

Nếu sự ngộ độc vừa mới xảy ra, dùng than hoạt có thể làm giảm sự hấp thu paracetamol và nên điều trị sớm nhất có thể (tốt nhất là trong vòng 1 giờ sau khi bị ngộ độc). Các phương pháp khử độc dạ dày khác (như dùng siro ipeca) thì ít hiệu quả và thường không được khuyên dùng.

Codein

Naloxon trung hòa phần lớn các ảnh hưởng của codein. Việc bảo vệ đường hô hấp bằng naloxon có thể gây nôn. Thời gian tác động của naloxon ngắn hơn codein; cần lặp lại liều dùng.

Ở những bệnh nhân lạm dụng thuốc phiện lâu ngày, triệu chứng ngưng thuốc có thể bộc lộ rõ trong khi dùng naloxon.

Triệu chứng này bao gồm ngáp, chảy nước mắt, bồn chồn, đổ mồ hôi, giãn đồng tử, dựng lông, nôn, tiêu chảy và co cứng bụng. Các triệu chứng này thường giảm nhanh chóng khi naloxon hết hiệu lực.

Bảo vệ đường hô hấp của người bệnh, cung cấp dưỡng khí và truyền dịch. Theo dõi chặt chẽ và duy trì, trong giới hạn cho phép, các dấu hiệu sống của người bệnh, các khí trong máu, các chất điện giải trong huyết thanh,…

Than hoạt tính có thể làm giảm sự hấp thu thuốc qua đường tiêu hóa, trong nhiều trường hợp, có hiệu quả hơn việc gây nôn hoặc rửa dạ dày; cân nhắc việc dùng than hoạt thay thế hoặc làm rỗng dạ dày.

Dùng liều lặp lại than hoạt có thể đẩy nhanh việc thải trừ thuốc đã được hấp thu. Bảo vệ đường hô hấp cho người bệnh khi dùng than hoạt hoặc làm rỗng dạ dày.

Lợi tiểu gượng ép, thẩm tách màng bụng, thẩm tách máu hoặc truyền máu chứa than hoạt chưa được chứng minh mang lại lợi ích trong điều trị quá liều codein phosphat.

Hạn dùng: 24 tháng kể từ ngày sản xuất.

Thông tin về thành phần, tác dụng, cách dùng, liều dùng, tác dụng phụ thuốc Partamol Tab thường được các nhà sản xuất cập nhật theo toa thuốc mới nhất. Vui lòng tham vấn thêm dược sĩ hoặc nhà cung

Theo Giadinhonline.vn

– Giá bán thuốc Partamol Tab: 0 VNĐ

– Địa chỉ mua thuốc Partamol Tab: Các hiệu thuốc trên toàn quốc.

Lưu ý:

– Toa thuốc Partamol Tab chỉ mang tính chất tham khảo. Hỏi ý kiến bác sĩ, dược sĩ trước khi dùng thuốc Partamol Tab.

– Xem kỹ tờ hướng dẫn về Partamol Tab được bán kèm theo. Tuyệt đối không dùng Partamol Tab khi đã hết hạn in trên vỏ hộp.

– Để xa thuốc Partamol Tab ngoài tầm với của trẻ em.

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button