Khám phá

10 lỗi cư xử khiến bạn trở nên vô duyên, chẳng ai muốn nói chuyện với bạn

Từ vô tình đến vô duyên chỉ trong 1 chớp mắt – bạn hãy nắm rõ để không phải gặp xích mích trong giao tiếp nhé.

1. Lên giọng dạy đời

Đừng biến mình thành cô/thầy giáo bất đắc dĩ của người khác. Khi giải thích hay bàn luận về một vấn đề gì đó, tuyệt đối đừng thể hiện thái độ dạy bảo người khác với giọng điệu khó chịu và đi kèm câu “Hiểu không?”, “Biết chưa?”- cho dù là… lỡ miệng.

Thay vì vậy, hãy hỏi “Mình nói có dễ hiểu không?” sẽ khiến bạn trở nên duyên dáng và dễ thương hơn nhiều.

2. Nói chuyện riêng khi hẹn nhóm

Buổi hẹn ba người sẽ tuyệt vời nếu cả nhóm cùng trò chuyện với nhau. Việc hai người tự động tách riêng ra rồi ríu rít với nhau, bỏ mặc người còn lại là rất kém duyên và thiếu tôn trọng họ. Nếu đó là vị khách không mời hoặc cả hai bạn không thích, hãy khéo léo từ chối và kết thúc cuộc gặp ba người không mấy thú vị.

1

3. Hỏi những câu quá riêng tư

Trước khi hỏi ai chuyện gì mang tính cá nhân, bạn hãy tự vấn: Nếu mình là anh (cô) ấy, mình có thích trả lời câu đó không? Bạn có sẵn lòng tiết lộ lương thưởng, có vui khi người khác hỏi liên tục về việc sao chưa lấy chồng, sinh con? Nếu không muốn người khác tránh mặt mình, bạn đừng khiến họ rơi vào tình huống lúng túng khi nói chuyện với bạn.

4. Khơi gợi lại chuyện buồn của người xung quanh

Một người phụ nữ đã nguôi ngoai sau nỗi buồn bị sảy thai. Nhưng các đồng nghiệp liên tục hỏi thăm chi tiết khiến cô cảm thấy đau lòng trở lại. Nhiều người cho rằng khi người khác gặp chuyện buồn, bạn nhất định phải hỏi thăm để thể hiện sự quan tâm. Tuy nhiên, điều này không đúng và còn phản tác dụng. Hãy thể hiện sự chân tình của mình bằng hành động như giúp họ làm bớt việc, rủ đi ăn, xem phim… Khi có nhu cầu chia sẻ và cảm thấy đủ tin tưởng, họ sẽ tự nói ra.

2

5. Nói lấn át mọi người

Bạn là người tự tin, hiểu biết nhiều vấn đề nhưng mọi cuộc trò chuyện cần có sự cân bằng giữa hai bên. Theo Spruce, bạn sẽ được đánh giá là người có duyên ăn nói khi biết khơi gợi người khác chia sẻ. Có nhiều người được khen là thông minh và có duyên dù họ không thông thạo mọi chuyện. Lí do đơn giản: Lắng nghe cũng là một nghệ thuật giúp người khác cảm thấy họ được tôn trọng.

3

6. Bật loa ngoài khi nói chuyện điện thoại

Trừ khi ở phòng riêng, bạn không nên bật loa ngoài khi gọi điện. Ở chỗ đông người, cuộc trò chuyện của bạn sẽ làm phiền người khác. Ngoài ra, bạn cần hỏi người gọi điện cho bạn có muốn bật loa ngoài không. Họ có thể chia sẻ những chuyện bí mật hoặc chuyện đùa mà không hề hay biết có người thứ ba, thứ tư nghe được.

7. Lấy điểm yếu của người khác ra làm trò cười

Đừng lấy điểm yếu của người khác ra mua vui. Một lần có thể hài hước, hai lần thì tạm chấp nhận được nhưng nếu thường xuyên lặp đi lặp lại, bạn sẽ trở nên đáng ghét trong mắt họ. Cho dù các bạn có thân thiết như chị em đi nữa thì chẳng ai thích mình bị mang ra làm trò đùa mãi đâu, đúng không con gái?

4

8. Thì thầm ở chỗ đông người

Nếu bạn có chuyện riêng tư và gấp cần nói, bạn hãy khéo léo rủ người quen ra chỗ kín đáo để chia sẻ. Bạn tuyệt đối không nên thì thầm ở chỗ công cộng. Điều này sẽ khiến người khác cảm thấy bạn không tin tưởng họ hoặc có điều gì khuất tất không muốn họ biết.

9. Dán mắt vào điện thoại trong cuộc hẹn

Có hẹn với người khác, tạm thời cất điện thoại vào túi, dành thời gian trò chuyện với bạn bè. Nếu chỉ thích dán mắt vào màn hình điện thoại thì có lẽ tốt nhất bạn nên ở nhà và… trò chuyện với bạn bè qua điện thoại. Nếu có cuộc gọi, nên lịch sự nói lời xin lỗi đối phương trước khi trò chuyện với ai đó ở đầu dây bên kia.

5

10. Liên tục “tám” chuyện khi người khác đang làm việc

Rất nhiều người trong chúng ta mắc phải lỗi này. Bạn rảnh rỗi và cứ liên tục bắt chuyện, kể lể trong khi người ngồi cạnh đang bận. Người ta muốn tập trung vào công việc chứ không phải ngồi nghe những lời lải nhải của bạn. Hãy suy nghĩ lại xem có phải tần suất “tám” của bạn quá nhiều so với người khác, rút kinh nghiệm và thay đổi. Ngoài ra, bạn nên xem xét biểu hiện của người ngồi gần, xem họ có muốn tham gia khi bạn gợi cuộc trò chuyện hay không.

Bài học ứng xử là bài học mà con người có khi mất cả đời cũng chưa học hết được. Người ta bảo, dù giàu có hoặc thành công đến đâu, nhưng nếu ứng xử không ra gì thì vẫn sẽ không bao giờ có được sự tôn trọng của người khác. Chính vì vậy, ứng xử tốt là cách đơn giản nhất giúp con người gần nhau hơn, tránh các hiểu lầm, cãi vã.

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button