Cần biết

Ý nghĩa của tục cúng mụ cho trẻ sơ sinh đầy tháng

Cúng đầy tháng là nghi lễ gắn liền với cuộc đời của mỗi người và là nét đẹp trong sinh hoạt văn hóa của người Việt.

Ý nghĩa của tục cúng đầy tháng

Cúng đầy tháng là một nghi lễ thông báo sự có mặt của một thành viên mới trong gia đình, có nghĩa là có thế hệ mới bắt đầu.

Đây là một trong những tín ngưỡng dân gian mang dấu ấn của tín ngưỡng thờ Mẫu, hi vọng con người phải nhớ về cội nguồn. Ngoài ra nó còn biển hiện những mong ước tốt đẹp của thế hệ trước đối với thế hệ kế tiếp.

Theo truyền thuyết, đứa trẻ được sinh ra là do các vị Đại Tiên (Bà Chúa Đầu Thai) hay còn gọi là Bà Mụ nặn ra. Mỗi Mụ Bà sẽ có trách nhiệm nặn ra một bộ phận cho đứa trẻ như mắt, mũi, tay, chân, tóc… Đứa trẻ xấu hay đẹp cũng là do tay các Bà Mụ nặn ra.

cung ba mu

Mâm cỗ cúng bà mụ

Lễ đầy tháng cho bé trai, bé gái ngoài việc chuẩn bị món ăn, thức uống dùng để chiêu đãi khác, gia chủ còn phải chuẩn bị mâm lễ lật cúng kính 12 Bà Mụ và một mâm cúng kính 3 Đức Ông.

Lưu ý, việc chuẩn bị đồng cúng cẩn thận, đầy đủ cho 15 vị này để đứa trẻ sinh ra được ban phước lành, may mắn.

Nghi thức khai hoa, đặt tên cho bé

Trong ngày cúng Mụ, sau khi thực hiện nghi lễ thắp hương cúng Mụ, người trong nhà còn phải thực hiện nghi thức khai hoa, nghi thức đặt tên (việc này tùy thuộc vào từng gia đình).
Trong nghi lễ khai hoa, mọi người đặt trẻ lên bàn giữa, người lớn trong họ sẽ thắp hương và bắt đầu mở lời xin phép khai hoa. Sau đó, người chủ lễ sẽ bồng đứa trẻ trên tay, đồng thời cầm một cành hoa quơ qua quơ lại miệng bé và đọc những lời cầu chúng mang ý nghĩa tốt đẹp:

“Mở miệng ra cho có bông, có hoa,

Mở miệng ra cho kẻ thương người nhớ,

Mở miệng ra cho có bạc, có tiền,

Mở miệng ra cho xóm giềng quý mến”.

Lễ cúng này được tổ chức khi em bé sinh tròn 30 ngày tính theo lịch Âm.

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button