Cần biết

Ý nghĩa của Lễ Vu Lan và Lễ Xá tội vong nhân Rằm tháng Bảy (15/7 Âm lịch)

Theo dân gian, Rằm Tháng Bảy còn gọi là Tết Trung Nguyên. Tết này còn có tên gọi khác là Tết Vu Lan.

Theo điển tích thì Lễ Vu Lan là câu chuyện của Bồ Tát Mục Kiều Liên cứu mẹ bằng cách cầu siêu cho cha mẹ bảy đời. Đây là ngày mà chúng ta làm lễ báo hiếu với cha mẹ.

Vu-lan là ngày cầu siêu độ cho tiền nhân quá cố của người con Phật. Tích Vu-lan bắt nguồn từ việc báo hiếu của tôn giả Mục-kiền-liên. Tích này được chép trong kinh Vu-lan-bồn. Chữ Vu-lan phiên âm từ chữ Sanskrit (Phạn) là Ullambana. Người Trung Hoa dịch là Vu-lan-bồn và có nghĩa là giải đảo huyền, giải cái tội bị treo ngược.

Lễ Vu Lan

Lễ Vu Lan

Câu trên ý nói rằng, những người nào tạo tội ác thì sẽ bị đọa vào nơi cõi địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, chịu sự thống khổ cùng cực giống như người bị treo ngược.

Nghĩ đến công ơn cha mẹ, khi ngày Vu-lan đến, phật tử thường đem tâm chí thành, chí hiếu sắm sửa vật dụng cúng dường Tam bảo để cầu nguyện cùng với chư tăng sau ba tháng an cư chú nguyện cho tiền nhân, tiên vong của mình thoát khỏi cảnh khổ đau cùng cực y như giải tội bị treo ngược.

Theo lễ xưa, việc cúng Rằm tháng Bảy bao giờ cũng phải cúng ở chùa trước (thờ Phật) rồi mới đến cúng tại nhà.

Lễ này thường được làm vào ban ngày, tránh vào ban đêm, khi mặt trời đã lặn.
Ngoài ra, theo tín nưỡng thờ cúng Tổ tiên trong dân gian, ngày này cũng là ngày Xá tội vong nhân nên nhiều nhà có mâm cơm cúng trước nhà, để cúng những vong linh bơ vơ không gia đình, có nơi còn gọi là cúng cô hồn, cúng thí thực (tặng thức ăn).

Trong ngày rằm tháng Bảy, mọi người còn làm lễ phóng sinh để cầu mong an lành trong cuộc sống. Vì thế cả hai lễ này trong Rằm tháng Bảy đều mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc: Báo hiếu và làm phúc.

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button