Khám phá

Tháng củ mật là gì, thuộc tháng nào, kiêng gì?

Tháng củ mật là tháng Chạp tức tháng 12 Âm lịch (hoặc tháng 13 trong trường hợp năm nhuận). Đây là khoảng thời gian gần Tết Nguyên Đán nên có nhiều trộm cắp. Tháng củ mật cũng bị coi là thời gian hay gặp vận xui xẻo, nên đề phòng cẩn thận.

Vì sao gọi là tháng củ mật?

Sau đây là lý do tại sao tháng Chạp được gọi là tháng củ mật:

Tháng chạp còn gọi là “tháng củ mật” là từ để chỉ tháng thứ mười hai (12) trong âm lịch đối với các năm âm lịch thường hoặc tháng thứ mười ba (13) trong những năm âm lịch nhuận (xem thêm năm nhuận).

Tháng âm lịch nào cũng chỉ có thể có từ 29 đến 30 ngày, tùy theo thời điểm diễn ra hai kỳ trăng mới (new moon) kế tiếp nhau theo giờ địa phương.

Tháng chạp là tháng luôn luôn diễn ra sau ngày đông chí. Cách tính số lượng ngày trong tháng âm lịch và số tháng trong năm cũng như việc xác định tháng nào là tháng nhuận (nếu có trong năm âm lịch đó) tương đối phức tạp.

Tháng củ mật đề phòng trộm cắp

Tháng củ mật đề phòng trộm cắp

Xưa các cụ gọi tháng Chạp là “tháng củ mật” bởi tháng ấy nhiều trộm đạo. “Củ” là củ soát, kiểm soát, còn “mật” là cẩn mật, nghĩa là kiểm soát cẩn mật. Đến tháng Chạp này, các quan phủ thường hay nhắc nhở những người dân cần cẩn mật, các tuần đinh phải tăng cường kiểm soát cẩn mật để phòng ngừa đạo chích.

Cho đến nay, tháng Chạp vẫn được coi là “tháng củ mật”. Đây là tháng làm ăn không chỉ của người lương thiện mà của cả người không lương thiện vì cuối năm ai cũng có nhu cầu Tết. Do đó, đạo chích tăng cường tăm tia để có món nọ món kia.

Ngoài ra “tháng củ mật” vì theo quan niệm của dân ta cho rằng đây là tháng hay bị xui xẻo, là tháng có thể dễ mất mát tiền của, hay bị “tai bay vạ gió”, có khi hao người tốn của với những lý do hết sức khác nhau nhưng thường cho là… đen và đắng như Củ Mật…

Tháng Củ mật nên kiêng gì

Tháng củ mật là tháng mà dân ta cho rằng hay bị xui xẻo, là tháng có thể dễ mất mát tiền của, hay bị “tai bay vạ gió”, có khi hao người tốn của với những lý do hết sức khác nhau… đen và đắng như Củ Mật .

Tháng 12 âm lịch là tháng giáp tết, nhu cầu đi lại nhiều hơn bất cứ tháng nào. Theo đó người dân nói chung, người nông dân, người buôn bán, cán bộ, công chức… nói riêng dù quê xa hay gần, dù mối quan hệ rộng hay hẹp, sang giàu hay bần hàn đều phải đi lại thăm hỏi, chúc tụng. Mà gắn liền chúc tụng là tiệc tùng, cỗ bàn và tất nhiên rượu, bia là khó tránh khỏi.

Trong khi đó, cơ sở hạ tầng giao thông ở khắp nước, nhất là ở nông thôn còn quá thấp, phương tiện tham gia lại nhiều, mật độ giao thông lớn, chất lượng phương tiện không được kiểm tra, thời tiết mưa, lạnh… làm cho nguy cơ rủi ro tăng, không thận trọng thì đen đủi như tai nạn, hỏng xe giữa đường… là thường tình, Củ Mật là hiện hữu. Tháng Củ Mật đồng nghĩa với tiệc tùng gia tăng, cần thận trọng khi đã uống bia rượu

Tháng 12 âm lịch, nhất là những ngày giáp tết, hầu hết ai cũng luôn luôn có việc, phải đi lại thường xuyên, thức khuya, dậy sớm, khách đến nhà chơi, đến giải quyết công việc nhiều nên thường gây nên trạng thái mệt mỏi, căng thẳng, buồn ngủ.

Vậy nên, hầu hết xong việc đặt lưng là ngủ say, nhiều khi ngồi cũng có thể ngủ ngon lành, cổng, cửa đôi khi quên cả khóa, xe quên cả cho vào nhà, đồ dùng quên cả cất dọn, thêm nữa là nhu cầu mua sắm những ngày giáp tết tăng, thường xuyên mang tiền trong người. Do vậy, nếu cảnh giác không cao sẽ là cơ hội “ngàn vàng” cho bọn đạo chích lộng hành, đen đủi như mất tiền, mất của dễ xẩy ra, Củ Mật là hiện hữu.

Tháng 12 âm lịch ai cũng có nhu cầu giải quyết công việc chung, riêng bất luận là trai hay gái, già hay trẻ, ăn uống thất thường, thức ăn đa dạng, vệ sinh thực phẩm khó kiểm định, trong khi đó thời tiết những ngày giáp tết nhiều khi thất thường, thậm chí có rét đậm, rét hại kèm theo mưa phùn, gió bắc… làm ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe, nhất là người già và trẻ em, không chủ động giữ ấm, quan tâm đến người già và cong trẻ thì cảnh nhiều gia đình gần đến tết phải khăn gói đưa nhau lên viện. Do vậy đen đủi như mất tết, tốn tiền, thậm chí là mất người là dễ xẩy ra, Củ Mật là hiện hữu.

Bên cạnh đó thì tháng 12 âm lịch, nhất là những ngày giáp tết nhu cầu sử dụng điện, ga, nước phục vụ cho sinh hoạt tăng cao. Nếu không thận trọng thì tai nạn do sử dụng điện, ga, nước gây ra cho con người như chập, cháy, bỏng rất dễ xẩy ra, Củ Mật là hiện hữu.

Như vậy, có rất nhiều yếu tố để có thể là nguyên nhân của sự đen đủi, rủi ro trong tháng 12 âm lịch, song những yếu tố ấy không phải là sự áp đặt của số phận đối với mỗi người, không phải là do ông trời tiên định, lại càng không phải là không tránh được.

Nó hoàn toàn do sự chủ quan của mỗi cá nhân mà tạo lên, nếu “giữ mình” và có sự hiểu biết, nếu có sự chủ động đề phòng của mỗi người và sự quan tâm tuyên truyền, giáo dục của các cấp, các ngành, các gia đình, chúng ta hoàn toàn có thể loại trừ được đen đủi, rủi ro trong những ngày cuối năm này, quan niệm về tháng Củ Mật theo đó mà không còn và người người, nhà nhà sẽ có một cái tết cổ truyền thật vui vẻ và hạnh phúc.

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button