Cần biết

Nguồn gốc, ý nghĩa của Tết Đoan Ngọ – giết sâu bọ ngày 5/5

Tết Đoan Ngọ vào ngày 5 tháng Năm Âm lịch, thể hiện ý nguyện cân bằng thiên nhiên, xua tan tật ách, hướng tới một vụ mùa bội thu…

Trong ca dao Việt Nam có câu:

Tháng Tư đông đậu nấu chè,

Ăn Tết Đoan Ngọ trở về tháng Năm.

“Đoan” có nghĩa là mở đầu, “Ngọ” là khoảng thời gian từ 11 giờ tới 13 giờ. Tết Đoan Ngọ được tổ chức vào buổi trưa. Đoan Ngọ lúc mặt trời ngắn nhất, ở gần với trái đất nhất, trùng với ngày Hạ Chí. Tết Đoan Ngọ còn gọi là Tết Đoan Dương.

Dân gian còn gọi Tết Đoan Ngọ là Tết giết sâu bọ. Đây là ngày phát động bắt sâu bọ, tiêu diệt bớt các loài gây hại cho cây trồng trên cánh đồng, trong đó nhiều loài sâu bọ có thể ăn được và chúng được coi như là chất bổ dưỡng.

ruou nep têt doan ngo

Rượu nếp, món phổ biến trong ngày Tết Đoan Ngọ

Ở Trung Quốc, Tết Đoan Ngọ có liên quan tới câu chuyện về Khuất Nguyên thời Chiến Quốc. Ông là vị trung thần nước Sở và còn là nhà văn hoá nổi tiếng. Tương truyền ông là tác giả bài thơ Ly Tao (thuộc thể loại Sở từ) nổi tiếng trong văn hóa cổ Trung Hoa, thể hiện tâm trạng buồn vì đất nước suy vong với hoạ mất nước.

Do can ngăn vua Hoài Vương không được, lại bị gian thần hãm hại, ông đã uất ức gieo mình xuống sông Mịch La tự vẫn ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch. Thương tiếc người trung nghĩa, mỗi năm cứ đến ngày đó, dân Trung Quốc xưa lại làm bánh, quấn chỉ ngũ sắc bên ngoài (ý làm cho cá sợ, khỏi đớp mất) rồi bơi thuyền ra giữa sông, ném bánh, lấy bỏ gạo vào ống tre rồi thả xuống sông cúng Khuất Nguyên.

Ngoài ra, có truyền thuyết khác về sự bắt nguồn của ngày tết Đoan ngọ, nhiều nguồn tin cho rằng tập tục tết Đoan Ngọ là bắt nguồn từ Hạ Trí trong thời cổ, có người thì cho rằng, đây là sự tôn sùng vật tổ của người dân vùng sông Trường Giang.

Tại Việt Nam,Tết Đoạn Ngọ mang ý nghĩa hoàn toàn khác, gắn với văn minh trồng lúa nước và ước vọng của người nông dân. Thường vào một ngày sau vụ mùa, nông dân ăn mừng vì trúng mùa nhưng sâu bọ năm ấy lại kéo dày ăn mất cây trái, thực phẩm đã thu hoạch. Nhân dân đau đầu không biết làm cách nào để có thể giải được nạn sâu bọ này, bỗng nhiên có một ông lão từ xa đi tới tự xưng là Đôi Truân. Ông chỉ dân chúng mỗi nhà lập một đàn cúng gồm đơn giản có bánh tro, trái cây, sau đó ra trước nhà mình vận động thể dục. Nhân dân làm theo chỉ một lúc sau đó sâu bọ đàn lũ té ngã rã rượt. Lão ông còn bảo thêm: Sâu bọ hằng năm vào ngày này rất hung hăng, mỗi năm vào đúng ngày này cứ làm theo những gì ta đã dặn thì sẽ trị được chúng.

Dân chúng biết ơn định cảm tạ thì ông lão đã đi đâu mất. Để tưởng nhớ việc này, dân chúng đặt cho ngày này là ngày “Tết diệt sâu bọ”, có người gọi nó là “Tết Đoan ngọ” vì giờ cúng thường vào giữa giờ Ngọ.

Tết Đoan Ngọ là dịp người ta thường ăn Tết ở nhà với gia đình. Buổi sáng sớm ngày Tết Đoan Ngọ người ta ăn bánh tro, trái cây và rượu nếp để giết sâu bọ, bệnh tật trong người. Thương lệ người ta ăn rượu nếp tức thì sau khi họ ngủ dậy.

Nhiều người còn tắm nước lá mùi để phòng bệnh và tẩy trừ sâu bọ. Nhiều địa phương ở ven biển đúng giờ Ngọ thì đi tắm biển. Cũng theo quan niệm đó, các loại cây lá hái trong thời gian này có tác dụng chữa bệnh tốt nhất nên các thầy thuốc thường lên núi hái thuốc.

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button