Làm cha mẹ

Mang thai tháng thứ 9

Mang bầu tháng thứ 9 tức ở tuần thứ 33, tuần thứ 34, tuần thứ 35, tuần thứ 36, mẹ bầu cần chú ý những vấn đề sau đây…

Ở tháng thứ 9 của thai kỳ, mẹ bầu sẽ cảm thấy nặng nề hơn, chân có thể bị giữ nước dẫn tới sưng phù. Mẹ bầu có thể theo dõi thai kỳ qua các tuần như sau:

Mang thai tuần thứ 33

Tuần này bé nặng 1,9kg và dài 43,7cm (cỡ một quả dứa to). Da bé không còn nhăn nheo nữa và bộ xương đã cứng cáp hơn rất nhiều.

Khi đầu của bé nằm trong khung chậu của bạn thì các xương tạo nên hộp sọ của bé cũng đã có thể di chuyển cân xứng và chồng chéo vào nhau. Hiện tượng này được gọi là sự đúc khuôn hộp sọ và giúp cho em bé ra khỏi cơ thể mẹ khi chào đời. Bạn đừng lo khi thấy bé được sinh ra có đầu nhọn hay bị méo vì sau một vài tiếng đồng hồ hay một vài ngày thì đầu của bé sẽ trở lại hình dáng tròn trịa.

Da: da bé đang bớt đỏ và nhăn hơn.

Hộp sọ: hộp sọ của bé khá mềm và vẫn chưa hợp nhất. Điều này giúp đầu bé dễ dàng chui qua khung chậu lúc lâm bồn.

Những biến đổi trong cuộc sống mẹ bầu khi mang thai tháng thứ chín.Bé dần chiếm nhiều diện tích trong bụng bạn nên sẽ có rất nhiều sự biến đổi: dáng đi lạch bạch, khó khăn khi tìm một chỗ thích hợp để ngồi hay ghé vào đứng cạnh một quầy hàng…

Bạn có thể cảm thấy ngứa và thậm chí tê ngón tay, cổ tay và bàn tay. Giống như rất nhiều các mô khác trong cơ thể, cổ tay của bạn cũng có thể tích nước, do đó làm tăng áp lực trong ống cổ tay, xương ở cổ tay.

Dây thần kinh chạy qua khu vực này cũng có thể sẽ bị chèn ép tạo cảm giác tê, ngứa ran, đau rát; hoặc đau âm ỉ. Hãy đeo một chiếc nẹp để cố định cổ tay của bạn hoặc chống đỡ cánh tay của bạn với một cái gối khi ngủ. Nếu công việc của bạn đòi hỏi lặp đi lặp lại cử động cánh tay, bàn tay (làm việc nhiều trên bàn phím máy tính hoặc trên một dây chuyền lắp ráp), nhớ thường xuyên co duỗi bàn tay/ cánh tay khi bạn nghỉ giải lao.

Nhiều phụ nữ vẫn có ham muốn tình dục cao ở giai đoạn này – và chồng của họ cũng nhận thấy như vậy. Bạn có thể cần điều chỉnh lại một chút, nhưng đối với hầu hết phụ nữ, quan hệ tình dục nhẹ nhàng trong khi mang thai có lợi cho đến khi chuyển dạ hoặc sinh nở.

Mang thai tuần thứ 36

Mang thai tuần thứ 36

Mang thai tuần thứ 34

Lúc này bé nặng gần 2,15kg (khoảng kích thước của quả dưa đỏ) và dài gần 45cm. Lớp chất béo sẽ giúp điều chỉnh thân nhiệt khi bé được sinh ra – làm bé mập mạp, tròn trịa hơn. Làn da của con bạn cũng mịn màng hơn bao giờ hết.

Hệ thống thần kinh trung ương đang được hoàn thiện và lá phổi vẫn tiếp tục phát triển. Nếu bạn lo lắng về tình trạng sinh non, bạn nên thở phào nhẹ nhõm vì các em bé sinh ra giữa 34 và 37 tuần không có vấn đề sức khỏe và vẫn lớn lên khỏe mạnh. Bé có thể cần một thời gian ngắn trong lồng kính sơ sinh và có thể mắc một số chứng bệnh ngắn hạn, nhưng về lâu dài, bé vẫn phát triển bình thường như trẻ sơ sinh đủ tháng khác.

Chất béo: Bé đã tích lũy đủ chất béo, nó sẽ giúp điều chỉnh thân nhiệt bé lúc sinh ra.

Phổi: Phổi của bé đang phát triển ổn định, khoảng 99% trẻ sơ sinh có thể sinh tồn được ở bên ngoài bụng mẹ.

Những biến đổi trong cuộc sống mẹ bầu khi mang thai tháng thứ chín.Tuần này, sự mệt mỏi lại quay trở lại mặc dù không “khủng khiếp” như tam cá nguyệt đầu tiên. Mệt mỏi là hoàn toàn dễ hiểu vì những biến đổi khó chịu trong cơ thể, thường xuyên mất ngủ và tỉnh giấc khi phải liên tục trở mình để tìm tư thế thoải mái nhất hoặc dậy đi tiểu..

Bây giờ là thời gian để nghỉ ngơi và giữ gìn sức khỏe chuẩn bị cho kì sinh nở sắp tới (và quãng thời gian sau đó). Nếu bạn đã ngồi hoặc nằm lâu thì không nên đứng dậy đột ngột. Máu có thể tụ ở chân và bàn chân của bạn, gây tụt huyết áp khi bạn thức dậy khiến bạn cảm thấy chóng mặt.

Nếu bạn nhận thấy vết ngứa đỏ hoặc mẩn trên bụng, đùi và mông thì bạn có thể đã bị sẩn ngứa mề đay và phát ban thai kỳ (gọi tắt là PUPPP). Khoảng hơn 1% mẹ bầu bị hội chứng PUPPP, tuy vô hại nhưng nó gây khó chịu cho các thai phụ.

Hãy đến viện khám để đảm bảo đây không phải tình trạng nghiêm trọng, các bác sĩ sẽ có phương pháp điều trị phù hợp để các mẹ thấy dễ chịu hơn hoặc giới thiệu bạn đến một phòng khám da liễu nếu cần thiết. Ngoài ra cần báo bác sĩ ngay nếu bạn cảm thấy ngứa dữ dội trên khắp cơ thể, ngay cả khi bạn không bị phát ban vì nó có thể là dấu hiệu của bệnh gan.

Mang thai tuần thứ 35

Em bé của bạn giờ không còn nhiều khoảng trống để cử động nữa vì bé đã dài hơn 46cm và nặng 2,4kg (khoảng kích thước của một quả dưa ngọt). Bởi dạ con bạn trở nên chật chội, bé không còn nhào lộn được nữa nhưng số lần đạp vẫn không có gì thay đổi.

Thận của bé đã hoàn thiện, và gan có thể xử lý một số chất thải của cơ thể. Hầu hết các phát triển thể chất cơ bản của con bạn đã được hoàn tất – giờ bé sẽ lại tiếp tục tăng cân.

Chất béo: Bé sẽ dành các tuần tiếp theo để tăng khoảng nửa kg mỗi ngày.

Tử cung: Tử cung đã tăng lên 15 lần so với dung tích ban đầu và đỉnh chạm vào xương sườn.

Nước ối: Dung tích nước ối đã đạt đến đỉnh cao nhất và giờ bắt đầu giảm dần.

Những biến đổi trong cuộc sống mẹ bầu khi mang thai tháng thứ chín.Tử cung của bạn hồi đầu hoàn toàn nằm khuất bên trong xương chậu khi bạn thụ thai – bây giờ đã nằm dưới dưới khung xương sườn. Khi nhìn qua hình ảnh siêu âm, bạn sẽ thấy lượng nước ối ít dần và chủ yếu là nhìn thấy bé con của bạn.

Tử cung phình to nên chèn vào các cơ quan nội tạng khác, đó là lý do tại sao bạn phải đi tiểu thường xuyên hơn và đối phó với chứng ợ nóng hoặc đau dạ dày. Nếu bạn không phải “chiến đấu” với những khó chịu trên thì bạn là một trong số ít phụ nữ may mắn.

Từ giờ trở đi, bạn sẽ bắt đầu phải đi khám thai hàng tuần. Đôi khi từ nay đến tuần thứ 37, bác sĩ sẽ xét nghiệm dịch âm đạo và trực tràng để xét nghiệm một loại vi khuẩn gọi là liên cầu khuẩn nhóm B (GBS). GBS thường vô hại ở người lớn, nhưng nếu bạn nhiễm vi khuẩn này và truyền cho em bé khi mang thai (có thể qua nước ối hoặc qua thời gian chuyển dạ), nó có thể gây ra biến chứng nghiêm trọng, chẳng hạn như viêm phổi, viêm màng não hoặc nhiễm trùng máu. Bởi vì 10 đến 30 phần trăm phụ nữ mang thai nhiễm GBS mà họ không hề biết, nên việc khám thai thường xuyên là rất quan trọng.

Học viện Nhi khoa Mỹ cũng khuyến cáo tất cả phụ nữ có yếu tố nguy cơ trước khi được sàng lọc GBS (ví dụ, phụ nữ sinh non đã bắt đầu trước 37 tuần tuổi thai) cần được điều trị bằng thuốc kháng sinh IV cho đến khi tình trạng GBS của họ được kiểm soát.

Thai nhi - hình minh họa

Thai nhi – hình minh họa

Mang thai tuần thứ 36

Bé vẫn đang không ngừng tăng cân. Giờ con bạn đã nặng 2,6kg và dài hơn 47cm tính từ đỉnh đầu đến gót chân (cỡ một cây rau diếp lớn). Bé đang rụng gần hết lớp lông tơ bao phủ cơ thể cũng như lớp “gây” – chất sáp bảo vệ làn da bé trong 9 tháng khỏi tính axit của nước ối . Em bé nuốt cả các vật chất này, cùng với các dịch tiết khác, sẽ đào thải ra một hỗn hợp màu đen, được gọi là phân su. Sự tiêu hóa này sẽ là tiền đề hình thành nên các chức năng của ruột.

Vào cuối tuần này, em bé của bạn sẽ được coi là “trẻ thiếu tháng”. (Trẻ đủ tháng sẽ sinh vào tuần thứ 39-40. Trẻ sinh trước 37 tuần gọi là sinh non, 41 tuần là sinh muộn, và những trẻ “đòi ra” sau tuần thứ 42 gọi là “quá tháng”.) Nhiều khả năng lúc này bé đã chúc đầu xuống khung chậu của mẹ. Còn nếu không, bác sĩ có thể sẽ làm thủ thuật xoay thai nghĩa là họ sẽ dùng tay sờ nắn bên ngoài bụng nhằm xoay thai lại cho đầu bé xuống dưới.

Da: Bé giờ đã rụng hết phần lông tơ trên cơ thể cũng như lớp “gây” cũng biến mất. Bé nuốt tất cả các vật chất này và chuyển hóa thành hỗn hợp màu đen gọi là phân su. Thứ này sẽ xuất hiện trên chiếc tã đầu tiên của bé sau khi được sinh ra.

Đầu: đầu của bé giờ có thể đang “chúc” xuống dưới phía khung chậu để ca sinh nở được diễn ra trơn tru, thuận lợi nhất.

Tử cung: Hiện giờ các cơn co thắt Braxton Hicks đã giảm bớt.

Những biến đổi trong cuộc sống mẹ bầu khi mang thai tháng thứ chín.Bây giờ em bé đang chiếm rất nhiều diện tích trọng bụng bạn do đó ăn một bữa bình thường cũng có thể khó khăn. Bạn nên thường xuyên ăn nhiều bữa nhỏ để xử lí tình trạng này. Mặt khác, bạn sẽ ít bị ợ nóng hơn và thở dễ dàng hơn khi em bé của bạn bắt đầu “sa” xuống khung xương chậu của bạn. Quá trình này – được gọi là “tụt bụng” – thường xảy ra một vài tuần trước khi sinh nếu bạn đang mang thai con so. (Nếu bạn đang bầu con rạ, quá trình này có thể sẽ không xảy ra trước ngày sinh.)

Khi em bé của bạn đang “tụt” dần xuống, bạn có thể cảm thấy bị tăng áp lực ở bụng dưới khiến đi lại ngày càng khó khăn và buồn đi tiểu nhiều hơn. Nếu con bạn “sa” xuống quá thấp, bạn sẽ bị chèn ép lên âm đạo và rất khó chịu. Một số thai phụ nói rằng họ cảm thấy như thể đang mang theo một quả bóng bowling giữa hai chân.

Bạn cũng có thể nhận thấy các cơn “co thắt Braxton Hicks” (cơn đau giả) xuất hiện thường xuyên hơn. Các mẹ cần xem xét và tìm hiểu kĩ về các dấu hiệu chuyển dạ với bác sĩ. Theo nguyên tắc, nếu em bé của bạn đã “đủ ngày đủ tháng”, thai nhi không có biến chứng, không bị vỡ ối, bác sĩ khoa sản sẽ khuyên bạn nên ở nhà cho đến khi các cơn co thắt kéo dài từ 30-60 giây và khoảng cách giữa các cơn co là 15-20 phút thì hãy đến bệnh viện (trong trường hợp nhà xa bệnh viện, sản phụ cần được đưa đến sớm hơn).

Ngoài ra nếu bạn nhận thấy tần suất “thai máy” giảm dần, nghi ngờ đang bị rò rỉ nước ối, hoặc nếu có bất kỳ hiện tượng như chảy máu âm đạo, sốt, nhức đầu nặng hay kéo dài, đau bụng liên tục, hay giảm thị lực thì bạn cũng cần nhập viện ngay.

Ngay cả khi bạn đang bị biến chứng khi mang thai, tốt nhất là để tránh đi máy bay (hoặc đi du lịch xa) trong tháng cuối cùng vì bạn có thể chuyển dạ bất cứ lúc nào.

Xem video thai nhi 27-36 tuần

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button