Làm cha mẹ

Mang thai tháng thứ 5

Các giai đoạn phát triển của thai nhi ở tuần thứ 17, tuần 18, tuần 19, tuần 20 và những lưu ý đối với mẹ bầu trong giai đoạn này.

Bé yêu của bạn phát triển, trọng lượng cũng sẽ thay đổi, đôi khi bạn cảm thấy hơi mất thăng bằng, đau bụng dưới… trong tháng thứ 5. Tuy nhiên, bạn đừng lo ngại bởi đó là quá trình sinh lý hoàn toàn bình thường. Hãy theo dõi chặt sự phát triển của thai kỳ qua các tuần thai sau nhé.

Mang thai tháng thứ 5

Mang thai tháng thứ 5

Mang thai tuần thứ 17

Bộ xương của bé đang biến đổi từ sụn mềm thành xương cứng cáp và dây rốn đang phát triển mạnh mẽ hơn, dày dặn hơn.

Em bé của bạn có trọng lượng khoảng 140g và dài 13cm (cỡ kích thước một cây củ cải). Em bé có thể cử động các khớp xương và tuyến mồ hôi của bé bắt đầu phát triển.

Khớp khuỷu tay: Bé có thể cử động được tất cả các khớp xương. Khung xương chuyển từ sụn mềm thành xương cứng cáp.

Tai: thính giác bé đang phát triển.

Cuống rốn: dầy hơn và chắc khỏe hơn.

Những biến đổi trong cuộc sống mẹ bầu khi mang thai thai tháng thứ năm.

Bạn có thể thấy cơ thể mình bắt đầu trở nên mất thăng bằng. Khi bụng của bạn to dần lên, trọng tâm sẽ thay đổi, vì vậy bạn sẽ thi thoảng cảm thấy đứng không còn vững. Hãy cố gắng tránh những tình huống có nguy cơ cao bị té ngã. Mang giày gót thấp để giảm nguy cơ chấn thương bụng có thể gây nguy hiểm cho bạn và em bé của bạn.

Bạn cũng có thể nhận thấy đôi mắt của bạn trở nên khô rát. Hãy sử dụng thuốc nhỏ mắt để cải thiện tình trạng này (nước muối nhạt). Nếu kính áp tròng của bạn gây cộm hay ngứa ngáy, hãy hạn chế sử dụng chúng. Nếu bạn vẫn còn có cảm giác khó chịu, chuyển sang đeo kính gọng cho đến khi sinh con xong.

Mang thai tuần thứ 18

Tính từ đỉnh đầu đến mông, em bé của bạn dài khoảng 14,2cm, và nặng gần 190g (kích thước của một trái ớt chuông).

Em bé liên tục co duỗi và gập tay chân – cử động bạn sẽ bắt đầu nhận thấy nhiều và nhiều hơn nữa trong những tuần tới. Mạch máu của bé có thể nhìn thấy qua làn da mỏng manh, và đôi tai đã đặt đúng vị trí, dù vẫn đang hơi xa so với đầu một chút.

Một lớp mỡ trắng bảo vệ đang bắt đầu hình thành bao quanh các dây thần kinh của bé, một quá trình mà sẽ tiếp tục trong một năm sau khi bé được sinh ra.

Nếu bé của bạn là con gái, tử cung và ống dẫn trứng của bé được hình thành và ở đúng vị trí. Nếu bạn có một bé trai, bộ phận sinh dục của bé đã rõ ràng nhưng khi siêu âm có thể không thấy rõ có thể do bị che khuất.

Tai: Tai của bé đã về đúng vị trí và nhô hẳn lên ở hai bên đầu.

Chân: Bé liên tục co duỗi cánh tay và cẳng chân. Bạn sẽ cảm nhận được các cử động của con trong những tuần tiếp theo

Nhau thai: Khi siêu âm trong vài tuần tới bạn sẽ thấy được con mình đang phát triển đến đâu, phát hiện các dị tật và kiểm tra vị trí của nhau thai.

Mạch máu: các mạch máu nhìn thấy rõ qua làn da của bé.

Những biến đổi trong cuộc sống mẹ bầu khi mang thai thai tháng thứ năm.

Sự gia tăng cảm giác ngon miệng là khá phổ biến tại thời điểm này. Bạn có thể chọn các loại đồ ăn nhẹ giàu chất dinh dưỡng thay vì thực phẩm quá nhiều calo như: khoai tây chiên, bánh kẹo, đồ ngọt khác. Khi bụng bắt đầu to hơn lên, bạn nên mặc quần áo thoải mái để hỗ trợ cho sự thèm ăn và vòng bụng đang phát triển.

Hệ thống tim mạch của bạn đang trải qua những thay đổi lớn, và trong tam cá nguyệt này huyết áp của bạn có thể sẽ thấp hơn bình thường. Không nên đứng lên hay ngồi xuống đột ngột vì có thể khiến bạn bị chóng mặt.

Từ bây giờ, khi bạn nằm, tốt nhất là nằm nghiêng về một bên – hoặc ít nhất là hơi nghiêng sang phải. (Khi bạn nằm ngửa, tử cung của bạn có thể chèn các tĩnh mạch lớn, dẫn đến giảm lưu thông máu vào tim.) Hãy thử đặt một chiếc gối phía sau hoặc dưới hông hoặc đùi cho thoải mái.

Nếu bạn chưa siêu âm vào tam cá nguyệt thứ hai, bạn nên đi càng sớm càng tốt. Hình thức kiểm tra này giúp bạn theo dõi sự phát triển của thai nhi qua màn hình để xem bé dị tật bẩm sinh hay không, kiểm tra nhau thai và dây rốn, xác định ngày dự sinh chính xác và bạn đang mang thai mấy em bé. Trong khi siêu âm, bạn có thể thấy em bé đang trở mình, cựa quậy hoặc mút ngón tay cái.

Cần chú ý vệ sinh sạch sẽ khi mang thai

Cần chú ý vệ sinh sạch sẽ khi mang thai

Mang thai tuần thứ 19

Các giác quan của bé đang phát triển với tốc độ chóng mặt! Não là khu vực chuyên môn hóa điều khiển khứu giác, vị giác, thính giác, thị giác, và xúc giác. Một số nghiên cứu cho thấy rằng bé có thể nghe thấy giọng nói của bạn, vì vậy đừng ngần ngại đọc to, nói chuyện với bé, hoặc hát một giai điệu vui vẻ.

Thời điểm này bé nặng khoảng 240g và dài 15,3cm tính từ đầu đến mông – cỡ một quả cà chua to. Cánh tay và đôi chân giờ đã có chiều dài thích hợp tỉ lệ với cơ thể. Thận của bé tiếp tục bài tiết nước tiểu và bé bắt đầu mọc tóc. Một lớp sáp phủ được gọi là gây được hình thành trên làn da của bé để bảo vệ thai nhi khỏi tính axit trong nước ối.

Tử cung: Bạn có thể thấy đau nhức phần bụng dưới do các dây chằng đang dãn ra để nâng đỡ tử cung đang phát triển.

Chân: Cẳng chân và cánh tay của bé giờ đã có kích thước cân đối, tỷ lệ với nhau và với các bộ phận khác trên cơ thể.

Não bộ: Đây là thời điểm quyết định của sự phát triển các giác quan. Não bộ là khu vực chuyên môn hóa điều khiển vị giác, thính giác, thị giác, xúc giác và khứu giác.

Da đầu: Tóc tơ đang mọc trên da đầu bé.

Những biến đổi trong cuộc sống mẹ bầu khi mang thai thai tháng thứ năm.

Bụng bạn sẽ bắt đầu tăng kích cỡ nhanh hơn trong những tuần tới. Kết quả là bạn có thể nhận thấy đau bụng dưới 1 lúc hoặc thậm chí thường xuyên, đau nhói ở một hoặc cả hai bên – đặc biệt là khi bạn thay đổi vị trí hoặc vào cuối ngày làm việc. Nhiều khả năng, đây là chứng đau dây chằng. Các dây chằng hỗ trợ tử cung của bạn được kéo dài để thích ứng với khối lượng ngày càng tăng của nó. Điều này không có gì đáng báo động, nhưng gọi cho bác sĩ nếu cơn đau vẫn tiếp tục ngay cả khi bạn đang nghỉ ngơi hoặc tình trạng trở nên trầm trọng.

Bạn có thể bắt đầu nhận ra những thay đổi trên da. Nếu lòng bàn tay của bạn có màu đỏ thì cũng không cần lo lắng vì hiện tượng này là do sự tăng hormon estrogen. Bạn cũng có thể có các vết thâm trên da gây ra bởi sự gia tăng sắc tố tạm thời. Khi các vết thâm, đốm tối màu xuất hiện trên môi, má và trán, chúng được gọi là vết nám. Bạn cũng có thể nhận thấy các vết thâm đen ở núm vú, nách, háng, và âm hộ. Đó là vạch sẫm màu chạy từ rốn đến xương mu của bạn được gọi là linea nigra.

Những vết nám sẽ mờ dần sau khi sinh. Do đó, bạn nên bảo vệ khỏi ánh nắng mặt trời, nếu không sắc tố sẽ càng thẫm màu. Che chắn, đội mũ rộng vành, và sử dụng kem chống nắng khi bạn đang ở ngoài trời. Và nếu lo ngại những vết nám, khi đó các loại kem che khuyết điểm sẽ là trợ thủ đắc lực.

Mang thai tuần thứ 20

Tới tuần này bé sẽ nặng khoảng 300g và dài 16,4cm từ đầu đến mông – cỡ một quả chuối. (Trong 20 tuần đầu tiên của thai kì, chân bé vẫn co quắp vào thân mình nên khó đo lường, chỉ có thể đo được từ đỉnh đầu đến mông. Sau tuần thứ 20, có thể đo chiều dài của bé tính từ đỉnh đầu đến gót chân.)

Bé liên tục uống và nuốt nước ối trong tuần này. Bé cũng bắt đầu đi ngoài phân su màu đen – chất thải của quá trình tiêu hóa. Chất thải này sẽ tích tụ trong ruột của bé, và bạn sẽ thấy nó trong chiếc tã bẩn đầu tiên của trẻ sau khi sinh ra. (Một số em bé đi phân su trong bụng mẹ hoặc trong quá trình sinh nở).

Tử cung: Đỉnh tử cung giờ đã nằm ở vị trí ngang rốn.

Da: Cơ thể bé đang được phủ một lớp “gây” màu trắng, lớp sáp này sẽ bảo vệ bé khỏi tính axit của nước ối.

Ruột: Phân su được tích tụ trong ruột của bé. Chất dính màu đen này được tạo thành từ các tế bào da chết, chất cặn bã tiêu hóa và nước ối bé đã nuốt vào. Phân su sẽ xuất hiện trong chiếc tã bẩn đầu tiên sau khi bé sinh ra.

Những biến đổi trong cuộc sống mẹ bầu khi mang thai thai tháng thứ năm.

Giờ bạn đã vượt qua nửa chặng đường của thai kì. Đỉnh tử cung giờ ở vị trí ngang rốn và có thể bạn đã tăng được khoảng 4kg. Mục tiêu của bạn là sẽ tiếp tục tăng 0,4kg mỗi tuần từ bây giờ. (Nếu bạn bắt đầu mang thai khi đang thiếu cân, bạn cần phải tăng nhiều hơn và ít hơn một chút nếu mang thai lúc đang thừa cân.) Cần lưu ý nạp đủ chất sắt, khoáng chất vì đây là những thành phần chủ yếu tạo thành hemoglobin ( một thành phần của tế bào hồng cầu có chức năng vận chuyển oxy).

Bà bầu cần nạp đủ sắt trong thai kì.

Trong thời gian mang thai, cơ thể bạn cần nhiều sắt hơn để đáp ứng kịp với việc tăng tuần hoàn máu cho sự phát triển của em bé và cả nhau thai. Thịt đỏ là một trong những nguồn cung cấp sắt dồi dào nhất cho các bà bầu. Gia cầm (đặc biệt là thịt đen) cũng có chứa sắt. Một số nguồn thực vật chứa nhiều sắt bao gồm các loại đậu, các sản phẩm từ đậu nành, rau cải bó xôi, nước mận, nho khô, và ngũ cốc chứa sắt.

Nếu bạn chưa đăng ký lớp học tiền sản, bạn nên tìm để đăng kí học nhất là khi bạn đang mang thai lần đầu. Một lớp học bài bản sẽ giúp bạn và chồng có đủ kiến thức và kĩ năng chuẩn bị cho các cơn đau khi chuyển dạ và trong ca sinh nở. Hầu hết các bệnh viện và các trung tâm sinh sản đều tổ chức các lớp học, có thể diễn ra hàng tuần hoặc chỉ trong 1 ngày duy nhất. Ngoài ra bạn có thể hỏi kinh nghiệm từ bạn bè, các thành viên trong gia đình, hoặc bác sĩ chuyên khoa.

Xem clip mang thai tháng thứ 5

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button