Làm cha mẹ

Lý do không nên phạt con bằng đòn roi

Trẻ càng bị đánh đòn càng có biểu hiện thách thức và làm ngược lại những điều cha mẹ mong muốn, kết quả nghiên cứu trong 50 năm của các nhà khoa học Mỹ khẳng định.

Mới đây, một nghiên cứu được thực hiện bởi các chuyên gia đến từ Đại học Texas ở Austin (Mỹ) và Đại học Michigan đã được công bố, cho thấy trẻ em càng bị đánh đòn nhiều càng tăng khả năng thách thức cha mẹ và gia tăng các hành vi chống đối xã hội, hung hăng, gặp các vấn đề sức khỏe tâm thần và khó khăn về nhận thức.

Nghiên cứu này được công bố trên Tạp chí Tâm lý học Gia đình số tháng Tư là kết quả thu thập dữ liệu, phân tích trong vòng 50 năm, tiến hành trên 160.000 trẻ em.

Các nhà nghiên cứu cho biết, đây là những phân tích đầy đủ nhất cho đến nay về các ảnh hưởng của đòn roi lên trẻ em, và cụ thể hơn là tác động của riêng việc đánh đòn, so với những báo cáo trước đó – bao gồm cả những hình phạt thể chất khác.

(Đối tượng cụ thể của nghiên cứu là hành vi dùng tay đánh vào mông trẻ, không phải là các hành vi trừng phạt thể chất chung chung).

Đánh đòn mang lại kết quả tiêu cực đối với trẻ

Đánh đòn mang lại kết quả tiêu cực đối với trẻ

“Nghiên cứu của chúng tôi chỉ tập trung vào ảnh hưởng của việc đánh vào mông trẻ chứ không phải là những hành vi lạm dụng”, Elizabeth Gershoff, một giáo sư về sự phát triển của gia đình và nhân văn tại Đại học Texas nói.

“Chúng tôi thấy rằng việc đánh đòn gây ra những hậu quả ngoài ý muốn, và không có hiệu quả trong việc buộc trẻ tuân thủ ngay lập tức những quy tắc ở những lần sau như là cha mẹ chúng muốn khi sử dụng phương pháp dạy dỗ này”.

Gershoff và đồng tác giả Andrew Grogan-Kaylor, một giáo sư công tác xã hội tại Đại học Michigan cho biết, việc đánh đòn (ở đây là dùng bàn tay đánh vào mông trẻ) có liên quan đáng kể với 13 trong số 17 kết quả mà họ đã nghiên cứu được, tất cả đều theo hướng bất lợi.

“Kết quả của nghiên cứu này là việc đánh đòn làm tăng khả năng của một loạt các hậu quả không mong muốn cho trẻ em. Khi bị đánh đòn, chúng thường làm ngược lại những điều cha mẹ muốn chúng làm”, Grogan-Kaylor nói.

Gershoff và Grogan-Kaylor đã kiểm tra những người lớn từng bị đánh đòn khi còn nhỏ để tìm hiểu ảnh hưởng lâu dài của hình thức kỷ luật này. Những người thuở bé bị đánh đòn càng nhiều, thì càng nhiều khả năng thể hiện những hành vi chống đối xã hội và gặp vấn đề về sức khỏe tâm thần.

Họ cũng có nhiều khả năng ủng hộ các hình phạt thể chất đối với con em của mình, và đây chính là điểm mấu chốt khiến cho thái độ đối với những hình phạt thể chất được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Các nhà khoa học đã xem xét một loạt các nghiên cứu và đều nhất trí rằng, đánh đòn mang đến những hậu quả tiêu cực.

Có đến 80% các bậc phụ huynh đánh vào mông con cái họ, theo một báo cáo năm 2014 của UNICEF. Gershoff lưu ý rằng, không có bằng chứng nào rõ ràng về tác dụng tích cực của việc lặp đi lặp lại hành động đánh vào mông con trẻ mà nó đặt ra một nguy cơ gây hại đến hành vi và sự phát triển của trẻ.

Cả đánh đòn và lạm dụng thể chất có liên quan tới cùng một hậu quả bất lợi cho con trẻ trong cùng một hướng và gần như cùng cường độ.

“Hầu hết trong chúng ta đều nghĩ rằng việc đánh vào mông trẻ và lạm dụng thể chất là những hành vi khác biệt”, cô nói. “Tuy nhiên, nghiên cứu của chúng tôi cho thấy rằng, việc đánh vào mông trẻ mang tới cùng một hậu quả với hành vi lạm dụng thể chất, chỉ là ở mức độ hơi thấp hơn”.

Gershoff cũng lưu ý rằng kết quả nghiên cứu phù hợp với một số báo cáo mới được công bố gần đây của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh được gọi là “Chiến dịch tương tác và giáo dục cộng đồng về phương pháp luật lệ để giảm sự trừng phạt”, bao gồm cả việc đánh đòn, như một cách để giảm lạm dụng thể chất con cái.

“Chúng tôi hi vọng rằng, nghiên cứu của mình có thể giúp các bậc phụ huynh nhận thức được về tác hại tiềm tàng của hành động đánh vào mông trẻ và nhắc nhở họ cố gắng tìm các hình thức kỷ luật tích cực và không sử dụng trừng phạt thể chất”.

Thụy Điển đã ra lệnh cấm đánh con vào năm 1979. Canada gần đây cũng đề xuất một bộ luật tương tự như vậy đã đã gây ra rất nhiều tranh cãi.

Trong khi đó, New Zealand cũng ra lệnh cấm bố mẹ tát con cái và trong một cuộc trưng cầu dân ý không ràng buộc, có đến 88% người dân nước này phản đối với lý do “không có nghiên cứu nào hợp lý về cái tát yêu của bố mẹ lại giống như một hành vi bạo lực gia đình”.

ADMIN (tổng hợp)

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button