Cần biết

Ký hiệu dưới đáy chai, hộp nhựa liên quan đến sức khỏe bạn nên biết

Ở phía dưới đáy chai hay hộp thường có hình tam giác với mũi tên và một con số nằm giữa. Có lẽ ít ai để ý đến ký hiệu vô cùng quan trọng này.

Một số gia đình và cửa hàng thực phẩm thấy sử dụng lại chai, hộp nhựa để đựng nước, dầu ăn, dấm… Nhiều người cho rằng, các chai, hộp nhựa này sau khi đã được rửa sạch thì an toàn mà không biết rằng độc tính vẫn có thể phát tác trong quá trình sử dụng.

Gần đây, câu chuyện về cô bé 12 tuổi sống tại Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất liên tiếp dùng một chai nước khoáng để đựng nước uống và mắc bệnh ung thư, đang trở thành chủ đề nóng trên nhiều diễn đàn.

Nguyên nhân chính là do chai nước chứa chất liệu gây độc hại khi sử dụng quá nhiều lần và gây bệnh ung thư. Chai nước khoáng thông thường hoặc chai soda khi đến nhiệt độ 70 độ C sẽ dễ bị biến dạng và giải phóng ra các độc chất.

Phía dưới đáy chai nước, hộp đựng thuốc hay thức ăn thường có ký hiệu hình tam giác với các mũi tên. Ở giữa hình tam giác là một con số cụ thể.

Chẳng hạn, bình nước uống của học sinh hay có số 7; chai nước tinh khiết, chai sữa hoặc nước ép trái cây thường có số 1; các chai dầu ăn, các lọ mỹ phẩm hay có số 2; còn các hộp mỳ ăn liền bằng nhựa có số 5 dưới đáy…

Thế nhưng, ít ai quan tâm hay tìm hiểu đến ý nghĩa của hình tam giác và những con số này.

Số 1 có nghĩa là PET (nhựa polyethylene terephthalate). Các chai nhựa đựng đồ uống khi tái sử dụng nếu đựng nước nóng quá 70 độ C không chỉ biến dạng mà còn phân giải ra các chất có hại cho sức khỏe.

Các nhà khoa học cũng phát hiện ra rằng, chế phẩm nhựa này nếu sử dụng quá 10 tháng có thể sinh ra các chất gây ung thư.

Số 1

Ký hiệu số trong hình tam giác dưới đáy chai nước khoáng

Số 2 có nghĩa là lượng HDPE – polyethylene có mật độ cao. Các chai nhựa này có khả năng chịu nhiệt tới 110 độ C, thường được dùng đựng thực phẩm, sữa tắm hoặc các vật có độ tinh khiết cao.

Khi tái sử dụng cần hết sức lưu ý, vì loại nhựa này khó làm sạch, các chất còn sót lại rất dễ trở thành ổ vi khuẩn.

Số 3 là chất PVC – nhựa PVC. PVC thường có trong áo mưa thông thường, vật liệu xây dựng, đồ nhựa, hộp nhựa, tuy có độ dẻo tốt, giá rẻ nhưng thường chỉ sử dụng được đến độ nóng 81 độ C.

Chất này có thể giải phóng rất nhiều khi ở nhiệt độ cao nên hiếm khi dùng làm bao bì sản phẩm, đồng thời cũng rất khó làm sạch và không thể tái sử dụng.

Số 4 là LDPE – polyethylene mật độ thấp. LDPE khá phổ biến trong các hộp mì và vỏ bim bim. Sản phẩm chứa chất này sẽ không thể làm nóng trong lò vi sóng, tránh nhiệt độ cao vì sẽ giải phóng hóa chất.

Mọi người không nên để đồ ăn vặt đóng gói trong nhiệt độ cao và không dùng lò vi sóng để nấu mì ăn liền.

day chai 3

Số 5 trong hình tam giác dưới đáy chai.

Số 5 là PP (nhựa polypropylene). PP thường có trên nắp hoặc đáy cốc cà phê, chai sữa thường, sữa chua hoặc chai nước trái cây. Chất này thường chịu được ở nhiệt độ 167 độ C nên có thể tái sử dụng, quay trong lò vi sóng.

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng một số hộp đựng thức ăn dưới đáy có hình tam giác với số 5 nhưng trên nắp là số 1. Số 1 là PET, chất không chịu được nhiệt độ cao nên khi đặt trong lò vi sóng cần phải bỏ nắp hộp.

day chai 4

Hình tam giác với số 6 dưới đáy hộp mỳ ăn liền.

Số 6 là chất PS (polystiren). PS thường có ở các hộp mỳ ăn liền, hộp đựng đồ ăn nhanh. Dù chúng có khả năng chịu nhiệt và lạnh cao, nhưng không được dùng trong lò vi sóng vì khi bị nóng sẽ giải phóng ra các chất hóa học.

Bên cạnh đó, cũng không được dùng đựng đồ có chất acid mạnh, chất kiềm mạnh, vì sẽ phân giải ra chất polystyrene có hại cho cơ thể.

Số 7 là PC – nhựa PC. PC được sử dụng rất phổ biến, nhất là làm chai sữa, cốc dùng một lần. Nếu chai nhựa PC có sử dụng chất BPA (Bisphenol A) thì sẽ rất có hại cho cơ thể.

Đối với cốc nhựa thông thường, bạn chú ý không đựng nước nóng. Nếu nhận thấy trên bề mặt nhựa có vết thì lập tức bỏ ngay vì đó có thể là các ổ vi khuẩn mà mắt thường không thấy.

Dưới đây là lời khuyên khi sử dụng chai, lọ nhựa:

Dưới đây, chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn một vài ký hiệu và ý nghĩa của chúng, bạn hãy tham khảo và chọn mua bình nước có ký hiệu an toàn nhé.

Ký hiệu dưới đáy chai

Ký hiệu dưới đáy chai

Ký hiệu PET hay PETE

Đây là ký hiệu của loại chai chỉ sử dụng duy nhất một lần, nếu tiếp tục sử dụng, có nguy cơ bên trong chúng sẽ chảy các kim loại nặng và hóa chất ảnh hưởng tới sự cân bằng hormone trong cơ thể.

Ngoài ra, loại chai làm từ vật liệu này rất khó vệ sinh, dễ dàng sinh ra vi khuẩn, đặc biệt, Terephthalates Polyethylene có thể rỉ ra một chất gây ung thư. Do đó, sau khi sử dụng, bạn nên vứt đi những chai nước có ký hiệu này, không nên tái sử dụng lại nhé.

Ký hiệu HDP hay HDPE

Nhựa HDPE la là loại nhựa cứng được sử dụng để sản xuất bình sữa, bình đựng chất tẩy rửa, dầu ăn, đồ chơi và một số túi nhựa.

Nhựa HDPE là một trong những loại nhựa tái chế phổ biến và an toàn nhất trong tất cả. Đây là loại nguyên liệu làm chai nhựa mà các chuyên gia khuyên bạn nên lựa chọn khi mua.

Ký hiệu HDP hay HDPE an toàn khi tái sử dụng.

Ký hiệu PVC hoặc 3V

Hãy tránh xa tất cả các loại chai nhựa mà trên thân có 2 ký hiệu này. Nếu không may sử dụng phải, chúng sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới nội tiết tố trong cơ thể của bạn.

Đây là loại nhựa mềm, dẻo được sử dụng làm bao bì thực phẩm, đồ chơi trẻ em và vật nuôi, ống nhựa, phụ tùng cho ống dẫn nước… Do đó, rất độc hại.

Vì sự an toàn của sức khỏe, hãy nói không với các chai nước, vật dụng có ký hiệu này.

Ký hiệu LDPE

Mặc dù không rỉ ra bất kỳ hóa chất nào trong quá trình sử dụng nhưng vật liệu LDPE không được sử dụng trong sản xuất chai nước, túi nhựa.

Loại nhựa này được tìm thấy ở một sốt chi tiết trong đồ nội thất, quần áo hoặc túi xách.

Ký hiệu LPDE không được sử dụng trong sản xuất chai nước.

Ký hiệu PP

PP là từ viết tắt cho tên polypropylene plastic, loại nhựa cứng, rất nhẹ và có khả năng chịu nhiệt tuyệt vời.

Thùng, chai nhựa, hộp đựng thức ăn, ống hút… do đó, hoàn toàn an toàn để bạn tái chế hay sử dụng. Hãy an tâm khi chai nước, vật dụng của bạn có ký hiệu này nhé.

Ký hiệu PS

Hãy nói không với các loại chai nhựa, đồ dùng làm từ loại vật liệu PS này.

Polystyrene là loại nhựa rẻ tiền, có khả năng rỉ ra chất sinh ung thư nếu bạn tái chế sử dụng nhiều lần. Các vật dụng sử dụng một lần thường được làm từ nhựa PS như bao xốp, ly uống nước, cà phê hoặc vỏ bọc thức ăn nhanh.

Nói không tái chế với chai nước có ký hiệu PS dưới đáy.

Ký hiệu PC hoặc không có ký hiệu

PC (poly carbonate) đây là loại nhựa nguy hiểm nhất, dễ dàng sinh ra chất gây ung thư, vô sinh BPA. Tuyệt đối không tái chế khi trên thân chai nước của bạn có ký hiệu PC này.

Vì sự an toàn của sức khỏe, hãy nhanh chóng kiểm tra chai nước, các vật dụng bằng nhựa của bạn trước khi mua hoặc tái chế sử dụng.

Nên đọc

Mang thai 3 tháng đầu: Những điều không thể bỏ qua

Mang thai 3 tháng đầu: Những điều không thể bỏ qua

Mang thai 3 tháng giữa: Những lưu ý quan trọng

Mang thai 3 tháng giữa: Những lưu ý quan trọng

Mang thai 3 tháng cuối: Bà bầu cần chú ý những gì?

Mang thai 3 tháng cuối: Bà bầu cần chú ý những gì?

Cho con chơi iPhone, iPad không khác gì hại chết con bạn

Cho con chơi iPhone, iPad không khác gì hại chết con bạn

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button