Sức khỏe

Chảy máu mũi ở trẻ em: Nguyên nhân, cảnh báo cần lưu ý

Chảy máu cam (chảy máu mũi) ở trẻ nhỏ là hiện tượng bất thường, các bậc cha mẹ cần tìm hiểu kỹ nguyên nhân, biểu hiện và từ đó có phương pháp xử lý, điều trị thích hợp.

Chảy máu cam là dấu hiệu của bệnh gì?

Chảy máu mũi hay còn gọi chảy máu cam là hiện tượng thường gặp ở trẻ em vào mùa đông hoặc khi có thời tiết hanh khô.

Nguyên nhân chảy máu mũi chủ yếu do các mạch máu ở phần phía trước của vách ngăn mũi, đó là lớp mô ở giữa, bên trong 2 lỗ mũi bị vỡ, dẫn tới chảy máu.

Chảy máu mũi xảy ra thường xuyên ở những bệnh nhân bị dị ứng mũi, viêm xoang, tăng huyết áp hoặc rối loạn chảy máu…

Nếu một đứa trẻ bị chảy máu cam thường xuyên, nhiều lần, cần đưa trẻ đến cơ quan y tế để tìm nguyên nhân, bởi có rất nhiều bệnh gây ra chảy máu cam.

Chảy máu cam ở trẻ em

Chảy máu cam ở trẻ em

Nguyên nhân gây chảy máu mũi

Chảy máu mũi hay còn gọi là chảy máu cam có rất nhiều nguyên nhân. Sau đây là các nguyên nhân chính:

Viêm mũi dị ứng: Do phản ứng của cơ thể khi bị dị ứng mà các mô dọc theo mũi bị sưng lên. Lúc này, các mao mạch giãn ra và đôi khi bị vỡ gây chảy máu.

Khí hậu khô: Điều này thường gặp ở những bệnh nhân lệch vách ngăn vì luồng không khí khi “đi” qua một diện tích hẹp trong mũi sẽ nhanh hơn và làm cho mũi khô hơn, gây ra sự kích thích, tiếp theo là hắt hơi và làm chảy máu mũi;

Thường xuyên hắt hơi: Hắt hơi nhiều cũng là nguyên nhân gây loét các lớp lót của vách ngăn (phân vùng trung tâm giữa hai lỗ mũi) và điều này dễ gây chảy máu;

Ngoáy mũi: Ngoáy mũi tưởng như vô hại nhưng thực tế lại có thể làm rụng lông mũi, tổn thương niêm mạc, vỡ mạch máu và gây chảy máu.

Ngoài ra, có thể do tăng huyết áp, thay đổi sinh lý (ở phụ nữ mang thai, nhất là những người bị tăng huyết áp khi mang thai);

Bệnh về máu (như giảm tiểu cầu… chảy máu mũi là biểu hiện thường gặp). Dù là nguyên nhân gì thì chảy máu cam thường xuyên là một triệu chứng rất nguy hiểm.

Bé chảy máu mũi phải làm sao?

Khị trẻ bị chảy máu cam, việc đầu tiên là bố mẹ và bé có thể tham khảo 1 số bước sau:

– Giúp bé bình tĩnh, không hoảng sợ.

– Giữ chặt bên mũi chảy máu ở tư thế cúi đầu về phía trước, cho trẻ ngồi thoải mái như vậy trong 5-10 phút. Nếu máu không ngừng chảy thì cần đưa bé đến cơ sở y tế gần nhất.

– Tuyệt đối không cho trẻ nằm ngửa hay ngồi ngửa đầu về phía sau:

Đây là việc mà rất nhiều người mắc sai lầm, kể cả người lớn. Khi bệnh nhân nằm hay ngửa đầu về phía sau sẽ khiến máu chảy ngược vào trong miệng và cổ họng, gây nôn hoặc buồn nôn, thậm chí không thể làm đông máu.

– Không lạm dụng gạc hay nước muối: Việc đặt gạc cầm máu phải do bác sĩ chuyên khoa thực hiện. Nếu nhỏ nước muối quá nhiều có thể gây khô niêm mạc mũi, dẫn tới hay bị chảy máu cam.

Hay chảy máu cam phải làm sao?

Như đã phân tích, chảy máu cam có rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Nếu chỉ là hiện tượng do thời tiết hanh khô thì không đáng ngại, nhưng nếu chảy máu cam do bệnh lý thì cần được chẩn đoán, điều trị bởi bác sĩ chuyên khoa.

Do vậy, nếu một người thường xuyên chảy máu cam thì cần phải đến cơ sở y tế để được khám và tư vấn bởi nhân viên y tế.

Việc điều trị chảy máu cam hiện có 3 cách:

– Sơ cứu và điều trị tại nhà.

– Điều trị bằng Tây y.

– Điều trị bằng Đông y.

Xem clip: Chảy máu cam chớ coi thường

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button