Cẩm nang

Cách phân biệt cá biển tươi và cá bị nhiễm độc

Cá nhiễm chất độc đang là mối lo lắng của các bà nội trợ. Bài viết sau sẽ hướng dẫn cách phân biệt cá nhiễm độc và chọn cá tươi ngon.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Nguy cơ của ăn cá bị nhiễm độc

Khi ăn cá đã nhiễm kim loại nặng như crom, chì, thủy ngân (thường có trong chất thải của các nhà máy), con người sẽ gián tiếp tích lũy các kim loại nặng này vào cơ thể. Đặc biệt trẻ nhỏ là có nguy cơ cao hơn, nếu tích lũy quá nhiều thì trẻ có nguy cơ mắc bệnh tim, giảm IQ (đối với dư thừa kim loại chì), ung thư gan và bệnh dị ứng ngoài da (nếu dư thừa Crom), nguy cơ bệnh suy gan và thận (nếu dư thủy ngân).

Cách lựa chọn cá ngon

– Kích cỡ: Chọn cá có kích thước vừa, không nên chọn cá có kích thước quá to, đặc biệt là cá biển.

– Cách chọn cá tươi:

+ Nhìn bề ngoài:

-> Mang cá là cơ quan hô hấp của cá, giống như buồng phổi của con người, phần lớn chất độc có lẽ tập trung tại đây. Mang cá độc không sáng trơn, hơi thô và có màu hồng thâm đậm.

> Cá bị nhiễm độc nặng thì mình cá không còn nguyên, đầu to đuôi nhỏ, lưng cong gù thậm chí có u. Có con da còn bị vàng và đuôi xanh.

+ Ngửi mùi: Cá ươn sẽ có mùi hôi khó chịu, dễ nhận ra.

+ Sờ nắn: Cá không bị nhớt. Khi nhấn dọc thân cá, nếu cá còn đàn hồi thì là cá tươi.

Phần nào của cá chứa nhiều kim loại nặng nhất

– Phần mang cá: Mang cá là nơi chứa nhiều kim loại nặng nhất trong cơ thể chúng, nên loại bỏ toàn bộ mang cá và phần thịt xung quanh kể cả 2 bên má của cá khi chế biến đồ ăn cho bé.

– Gan và mỡ: Một số loài cá có nhiều mỡ, nên loại bỏ mỡ và toàn bộ nội tạng, nhất là gan. Một số cá lớn như cá thu, cá ngừ đại dương, cá đuối, phần gan cá ăn rất ngon, nhưng nguy cơ cao chứa kim loại ô nhiễm, nên tuyệt đối tránh cho các bé. Hơn nữa, các sản phẩm dầu omega-3 chiết suất từ gan cá (fish liver oil) cũng nên tránh dùng cho các bé dưới 10 tuổi.

Làm sao đề phòng trẻ em ngộ độc hải sản?

– Hải sản mua phải tươi sống, tránh mua hải sản từ trong vùng đang bị ô nhiễm nặng.

– Tuyệt đối không ăn hải sản đã chết vì chúng có thể tiết ra chất độc.

– Đối với cá, phải làm ngay khi cá còn tươi và bỏ toàn bộ lòng ruột vì trong ruột cá có nhiều vi khuẩn, có thể thấm nhanh vào thịt cá gây ngộ độc.

– Không nên mua các hải sản có màu sắc khác thường, vì những loài sống trong vùng ô nhiễm thường có màu sắc khác với bình thường.

– Khi chế biến phải nấu chín kỹ, hải sản để đông lạnh trước khi chế biến phải rã đông, tránh tình trạng nấu chín không kỹ bên trong do chưa rã đông hết.

– Nấu xong phải cho trẻ ăn ngay, nếu sau 2 giờ mới ăn cần đun sôi lại.

– Những trẻ có cơ địa dị ứng khi ăn thủy – hải sản cần cho ăn từ từ ít một, nếu có các biểu hiện dị ứng thì phải ngừng lại ngay.

Có thể dựa vào những dấu hiệu sau đây để phân biệt cá sạch và cá nhiễm bẩn:

Cá sạch

– Hình hài nguyên vẹn.

– Vảy, vây bóng bẩy, tròn đều.

(Nếu cá bị long vảy do va đập thì thường có vết như vết chém, có vảy gãy, bong).

– Cơ thể ít xây xước

– Bụng trắng.

– Thịt trắng

– Mang cá sạch, đỏ tươi, các khía mang rất đều.

– Khi mổ ra, thành ruột và màng bụng đen.

– Thịt chắc

Cá bị nhiễm độc

– Hình hài không còn nguyên vẹn, mình ráp, vảy ráp.

– Vây mủn, long vảy thành đám (do nhiễm khuẩn nặng).

– Cơ thể xây xước nhiều.

– Có đốm đỏ trên cơ thể. Mình cá đen, trông loang lổ. Có những con đen toàn thân.

– Đầu, mang bẩn. Mang xỉn và xơ, có bám chất bẩn.

– Khi mổ ra, lở trên đường ruột nhiều. Mùi tanh thum thủm.

– Thịt cá bở

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button