Sức khỏe

Cách chọn khẩu trang chống ô nhiễm, khói độc cho trẻ em

Nhiều loại khẩu trang hiện nay được làm từ vải không an toàn hoặc là nơi chứa vi khuẩn gây bệnh. Hướng dẫn chọn khẩu trang sạch, an toàn, chống khói bụi, ô nhiễm và chất độc cho trẻ em

Trong điều kiện khói bụi, ô nhiễm không khí như hiện nay, các bố mẹ nên đeo khẩu trang cho trẻ em khi cho con mình đi ra ngoài đường bằng xe gắn máy.

Khẩu trang cho trẻ em cần chọn loại đạt ch

Khẩu trang cho trẻ em cần chọn loại đạt ch

Khẩu trang trôi nổi, ổ vi khuẩn gây bệnh

Trên thị trường hiện có rất nhiều loại khẩu trang được bày bán. Tuy nhiên, nếu chọn khẩu trang có chất liệu vải không an toàn, không chống được bụi thì có khi việc đeo khẩu trang có thể gây hại.

ThS-BS Lê Huỳnh Mai – Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp Bệnh viênTai Mũi Họng TP.HCM từng cảnh báo: khẩu trang bày bán ở vỉa hè được may từ chất liệu không rõ nguồn gốc, chưa được xử lý vô trùng, có thể là ổ chứa vi khuẩn, đe dọa sức khỏe người sử dụng.

ThS-BS Mai lưu ý: “Khẩu trang than hoạt tính có mùi hôi là do cơ sở sản xuất sử dụng keo để phun cố định các hạt than hoạt tính. Chính những hạt keo khi bao quanh các hạt than sẽ làm lớp than mất tác dụng”. Còn khẩu trang diệt khuẩn có nhiều kích cỡ khác nhau, ôm gọn được vùng mũi miệng, ngăn được các tác nhân gây bệnh có kích cỡ 1-10µm. Loại này được nhân viên y tế và người chăm sóc bệnh nhân sử dụng; chỉ dùng một lần và tiêu hủy theo chế độ rác thải y tế độc hại. Khẩu trang y tế được coi là vật tư y tế nên việc nhập khẩu, sản xuất phải theo đúng quy định của Nhà nước. Ngành y tế quản lý nhóm hàng này. Hiện nay nhiều loại khẩu trang được cho là khẩu trang y tế được bán ở nhiều nơi nhưng không ai kiểm soát, dẫn đến sự nhập nhằng, trà trộn khẩu trang không rõ nguồn gốc.

Ông Bùi Minh Trạng – Chánh Thanh tra Sở Y tế TP.HCM, cho biết: “Khẩu trang trong bệnh viện là vật tư tiêu hao nhưng khi ra thị trường là hàng hóa thông thường. Việc mua bán, sử dụng không thuộc sự quản lý, kiểm soát của Thanh tra Sở”.

Khẩu trang bẩn

Khẩu trang bẩn trôi nổi trên thị trường khá nhiều

Cách chọn khẩu trang an toàn

Theo bác sĩ Trần Thị Hà Phương, người tiêu dùng cần sử dụng khẩu trang đúng chuẩn, đúng cách bằng việc mua loại khẩu trang y tế chất lượng trong các nhà thuốc.

Mặt khác, chú ý đeo đúng cách, như: độ kín của khẩu trang khi đặt ôm khít sống mũi; điều chỉnh dây đeo cho khẩu trang ôm cả mũi, miệng và cằm; tránh đeo nhầm mặt trái ra ngoài. Đặc biệt, khẩu trang y tế chỉ nên dùng 1 lần hoặc 1 ngày rồi bỏ.

Khẩu trang dùng 1 lần: Có 2 loại là: Khẩu trang giấy, trông rất đẹp mắt, mới nhìn có người tưởng là lụa, có nhiều nếp gấp theo chiều dọc nên ôm khít được miệng và mũi. Nhược điểm: Khi gặp hơi ẩm và nước miếng của người sử dụng, 60 phút sau giấy sẽ bở ra. Khẩu trang mất tác dụng phải thay cái khác. Khẩu trang N95 là loại khẩu trang tốt nhất hiện nay về mặt phòng bệnh. Nó có 3 ưu điểm là: ôm khít vùng miệng và mũi người dùng (do có miếng sắt ép khẩu trang vào sống mũi, có nhiều kích cỡ khác nhau để người dùng chọn lựa cho phù hợp). Lọc được các tác nhân gây bệnh có kích thước từ 1-10 micrômét. Không thấm dịch từ ngoài bắn vào (do bệnh nhân ho, hắt hơi không kịp che miệng). Khẩu trang này chỉ dùng cho những người tiếp xúc với bệnh nhân nhiễm virut, vi khuẩn gây bệnh đường hô hấp (SARS, cúm A (H1N1), (H5N1), lao phổi…). Khi loại bỏ phải xử lý theo chế độ rác thải y tế độc hại.

Khẩu trang có thể tái sử dụng, có 2 loại là: Khẩu trang vải thông thường: có giá từ 2 – 3.000 đồng/chiếc. Phổ biến là hình chữ nhật (10x16cm) có dây đeo vào tai. Khẩu trang bảo hộ lao động cấp cho công nhân chủ yếu là loại này. Nhược điểm của loại khẩu trang này là không ôm kín mũi và miệng người dùng (do đó yêu cầu nhà sản xuất cần cải tiến thiết kế tạo hình phễu và 3 lớp vải, mới có tác dụng phòng bệnh tốt).

Khẩu trang chứa than hoạt tính: có 2 loại: Loại có lớp vải dệt sợi hoạt tính, may liền. Loại có tấm ép than hoạt tính đặt ở giữa 2 lớp vải. Khi giặt thì tháo tấm ép than hoạt ra (như kiểu giặt áo gối). Các loại này đều có cấu tạo hình phễu ôm lấy mũi và miệng. Giá mỗi chiếc từ 22.000 – 40.000 đồng. Có rất nhiều thương hiệu, chủ yếu là hàng ngoại, hàng nội chỉ chiếm khoảng 20-30%. Tác dụng của than hoạt tính là hấp phụ các khí, hơi trong không khí (các loại khí độc như: khói xe, khói thuốc lá, khói than tổ ong, khói hương; các loại hơi độc như: các dung môi hữu cơ, xăng dầu, acid, kiềm bay hơi, chất thải bay hơi H2S, NH3…). Do đó nó không thể lọc sạch không khí như đăng trên tờ quảng cáo. Sợi hoạt tính (là sợi vải tẩm than hoạt) chỉ có tác dụng sau 2 lần giặt. Tấm than hoạt tính sau 10 lần sử dụng trong khẩu trang tham gia giao thông cũng bám đầy bụi, vi khuẩn, virut, vi nấm… không thể sử dụng tới 2-3 tháng như trong quảng cáo được. Sau khi hết tác dụng của than hoạt, thì khẩu trang chứa than hoạt tính chỉ có tác dụng như khẩu trang vải thông thường.

Trẻ em cần được bảo vệ bằng khẩu tran

Trẻ em cần được bảo vệ bằng khẩu tran

Cách đeo khẩu trang đúng

Khi đeo khẩu trang y tế, cần chú ý đến độ kín của khẩu trang. Lưu ý nên đặt mép khẩu trang có thanh chì lên trên sống mũi, sàu đó dùng tay bóp chì sao cho vừa khít sống mũi. Để đảm bảo an toàn, khẩu trang y tế chỉ nên dùng một lần. Tránh việc sử dụng khẩu trang xong bỏ vào túi rồi mang ra dùng lại.

Do khẩu trang y tế có 2 mặt gần giống nhau nên khi đeo rất dễ bị nhầm lẫn, vì thế nên chú ý kiểm tra xem có bị đeo mặt trái quay ra ngoài không. Sau khi dùng xong, cần phải cho vào thùng rác để tránh vi khuẩn có cơ hội phát tán ra bên ngoài. Trong quá trình sử dụng, không nên dùng tay lên sờ mặt bên ngoài của khẩu trang.

Đối với khẩu trang vải thông thường, nên đeo loại có từ 2 – 3 lớp vải. Chọn khẩu trang có 2 màu để có thể dễ dàng xác định được mặt trong và mặt ngoài khi đeo. Khẩu trang mới, trước khi sử dụng cần giặt sạch. Trong quá trình dùng nên giặt với xà phòng mỗi ngày một lần, sau đó phơi, sấy khô trước khi dùng trở lại để tránh việc vi khuẩn có điều kiện thuận lợi để ẩn náu hoặc lan rộng thêm.

Cần mang khẩu trang vừa vặn, không quá rộng cũng không quá chật, có thể che kín được cả miệng và mũi. Chú ý không nên đeo khẩu trang chỉ để che miệng hoặc che trên mũi rồi thỉnh thoảng kéo xuống cằm để cười nói.

Sau khi tiếp xúc với người có bệnh lây truyền qua đường hô hấp, hoặc tới nơi có dịch, nếu là khẩu trang dùng một lần thì nên bỏ. Nếu khẩu trang tái sử dụng thì sau đó cần phải luộc với nước muối 1% trong khoảng 15 phút ở 100oC, hoặc trong ngâm xà phòng diệt khuẩn 15 phút rồi giặt sạch, phơi nơi có ánh sáng mặt trời để tiệt trùng.

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button