Cẩm nang

Bị đứt tay nên làm gì, nên kiêng gì, dấu hiệu điểm gì?

Cách sơ cứu khi bị đứt tay, những việc cầm làm khi tay đứt sâu. Bị đứt tay là điềm gì, bôi thuốc gì để nhanh khỏi. Em bé bị đứt tay phải làm sao…

Trẻ em hay người lớn đều có thể bị đứt tay trong lúc sơ ý. Vết thương đứt tay thường do vật sắc nhọn như dao, kéo, lưỡi dao cạo hoặc các vật dụng khác gây nên.

Khi bị đứt tay, quan trọng nhất là vệ sinh vết thương và cầm máu để không bị mất máu nhiều và không bị nhiễm trùng.

Bị đứt tay đừng quá lo lắng

Bị đứt tay đừng quá lo lắng

Cách cầm máu khi bị đứt tay

Đối với các vết thương nhẹ ở đầu ngón tay, có thể dùng tay khác giữ chặt vết thương để cầm máu. Sau đó, vệ sinh vết thương và dùng băng chuyên dùng (có thể mua ở hiệu thuốc) hoặc vải sạch buộc chặt vết thương lại để cầm máu.

Đối với các vết thương sâu và rộng, cần chú ý các nguyên tắc cầm máu sau đây:

Dùng băng ép để cầm máu

Đặt một lớp gạc và bông thấm nước phủ kín vết thương, sau đó đặt một lớp bông mỡ (có tác dụng đàn hồi và không thấm nước) dày lên trên; lớp này càng dày thì tạo được sự nén ép càng cao; sức ép chỉ tập trung ở vị trí có lớp bông mỡ nên không cản trở tuần hoàn chung của chi thể.

Băng kiểu vòng xoắn hoặc số 8, các vòng băng tương đối chặt, tốt nhất là dùng băng thun. Đây là phương pháp cầm máu cơ bản có thể áp dụng cho mọi vết thương mà không sợ các tai biến.

Gấp chi tối đa để cầm máu

Là biện pháp cầm máu đơn giản, rất tốt mà mỗi người có thể tự làm ngay sau khi bị thương để cầm máu. Khi chi thể gấp tối đa, các động mạch bị gấp và đè ép bởi các khối cơ bao quanh, có thể làm máu ngưng chảy. Cách làm tuỳ theo vị trí tổn thương:

– Cẳng tay, bàn tay: Gấp cẳng tay vào cánh tay. Nếu phải giữ lâu, có thể cố định tư thế gấp tối đa bằng một vài vòng băng hoặc dùng thắt lưng ghì chặt cổ tay vào phần trên cánh tay.

– Cánh tay: Dùng một vật hình tròn, trụ hoặc cuộn giấy… có đường kính chừng 10cm làm con chèn, kẹp chặt vào nách ở phía trên chỗ chảy máu rồi buộc chặt cánh tay vào thân người.

– Cẳng chân hoặc bàn chân: Nằm ngửa hoặc ngồi, dùng hai tay kéo mạnh cẳng chân ép vào đùi, có thể đệm thêm một cuộn băng vào khoeo.

– Đùi: Nằm ngửa, dùng hai tay kéo mạnh đầu gối để ép chặt đùi vào thân người, có thể dùng dây lưng để ghì mạnh đùi vào thân người.

Ấn động mạch để cầm máu

Là động tác dùng ngón tay đè chặt vào động mạch trên đường đi của động mạch từ tim đến vết thương nhằm làm động mạch bị ép chặt giữa ngón tay và nền xương. Phương pháp này có nhược điểm là không giữ lâu được vì người ấn nhanh chóng bị mỏi tay. Do đó, đây là động tác xử trí đầu tiên đối với một vết thương có chảy máu động mạch vừa hoặc lớn. Sau đó, phải sử dụng các biện pháp lâu bền hơn để đảm bảo cầm máu và chuyển nạn nhân về tuyến sau.

Sau khi cầm máu tạm thời cho nạn nhân, cần nhanh chóng chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí thích hợp và kịp thời.

Nên mua dự trữ băng vết thương trong nhà phòng khi

Nên mua dự trữ băng vết thương trong nhà phòng khi

Cách sát khuẩn vết thương

Khi bị thương, có thể sử dụng các dung dịch sau để sát khuẩn:

– Cồn 70 độ: Lưu ý, cồn 90 độ bay hơi nhanh nên ít có tác dụng sát khuẩn. Nên dùng cồn 70 độ để sát khuẩn vết thương.

– Nước Ô xy già: Ô xy già vừa có tác dụng làm sạch vết thương (sủi bọt) vừa sát khuẩn. Do vậy, nếu vết thương hở có bụi bẩn thì nên dùng Ô xy già rửa sạch.

– Dung dịch có chứa iod như: Cồn iod, Povidond iod có tác dụng sát khuẩn vết thương rất tốt.

Bé bị đứt tay phải làm sao?

Sơ cứu khi bị đứt tay, va quệt hay ngã… vốn rất đơn giản nhưng không phải ai cũng biết cách sơ cứu đúng. Ví như việc dùng cồn, ôxy già, i-ốt nhiều sẽ làm cảm giác đau tăng lên, vết thương lâu lành hơn.

Cách tốt nhất để điều trị: Rửa tay sạch sẽ trước khi xem xét vết thương. Nếu vết thương chảy máu thì cần phải “chặn” lại bằng một miếng băng gạc hay khăn sạch cho đến khi máu ngừng chảy. Nếu máu không ngừng chảy sau 10 phút thì cần phải đưa trẻ tới bệnh viện ngay. Sau khi máu ngừng chảy, kiểm tra xem có dị vật hay bụi bẩn nào trong vết thương. Nếu có thì cần rửa vết thương dưới nước mát. Nếu không hiệu quả thì dùng nhíp gắp ra.

Sau đó rửa vết thương nhẹ nhàng với xà phòng và nước ấm, thấm khô nhẹ nhàng. Nếu bé dũng cảm thì có thể rửa vết thương bằng nước muối loãng. Đừng thổi vào vết thương dù có thể khiến bé dễ chịu vì sẽ làm nguy cơ nhiễm khuẩn gia tăng.

Không nhất thiết nhưng bôi các loại thuốc mỡ kháng khuẩn lên vùng vết thương đã được làm sạch và lau khô sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ nhiễm khuẩn.

Tuyệt đối không dùng cồn, ôxy già, iốt vì chúng sẽ chỉ làm trẻ đau hơn và vết thương lâu lành hơn.

Với vết thương nhỏ thì để mở và cho tiếp xúc với không khí là tốt nhất. Tuy nhiên, nếu vết thương dễ bị nhiễm bẩn và cọ xát với quần áo thì cần phải băng lại.

Đối với vết thương sâu hơn, có thể dùng băng dính y tế để băng vết thương. Lưu ý là phần bông gạc chỉ ôm vừa đủ vết thương và không được băng quá chặt vì sẽ ảnh hưởng tới tuần hoàn máu. Nhớ thay băng hằng ngày hoặc khi băng bị ướt.

Sau khi miệng vết thương đã khép, thì không cần phải băng bó nữa. Nếu bé có xu hướng gãi vì ngứa thì cần băng nhẹ lại để bảo vệ quá trình lên da non.

Nên để mở vết thương vào ban đêm để vết thương nhanh khô hơn. Tất nhiên nếu vết thương không quá nặng.

Nếu bé bị đau, bạn có thể cho bé uống acetaminophen hay ibuprofen dành cho trẻ em. Nhớ tuân thủ theo liều lượng ghi trên hướng dẫn. Không bao giờ cho trẻ uống aspirin vì nó có thể gây phản ứng phụ nghiêm trọng là hội chứng Reye.

Vết thương cần phải khâu khi vết thương sâu và rộng, đặc biệt nếu chúng tạo thành gờ. Để có kết quả tốt nhất, vết thương cần được khâu trước 8 giờ, kể từ lúc bị thương. Lưu ý là càng sớm càng tốt, tránh được nguy cơ nhiễm trùng và giúp giảm sẹo.

Bị đứt tay sâu, rộng phải làm sao

Nếu vết đứt tay sâu, rộng, sau khi sơ cứu cần đến cơ sở y tế ngay để được:

– Sát khuẩn vết thương theo đúng quy trình.

– Khâu vết thương (nếu cần thiết).

– Tiêm phòng uốn ván.

Bị đứt tay là có điềm gì

Nhiều người cho rằng, đứt tay là điềm báo cho thấy có chuyện không lành sắp xảy ra. Thực ra đây là quan niệm mê tín, không có cơ sở khoa học.

Đứt tay là do bạn bất cẩn, mất tập trung hoặc do tai nạn bất ngờ xảy đến. Do vậy, bạn đừng phân tâm thêm vào những quan niệm sai lầm, mê tín. Bởi nhiều khi nghĩ ngợi nhiều, mất tập trung có thể dẫn tới các tai nạn thương tích khác khi làm việc, tham gia giao thông.

Xem thêm các mẹo cầm máu khẩn cấp

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button