Sức khỏe

Bị bỏng bô bao lâu thì khỏi, cách chữa không để lại sẹo

Phỏng bô xe máy nếu biết sơ cứu và xử trí thì nhanh khỏi và không để lại sẹo. Do vậy, bị bỏng bô bao lâu thì khỏi hoàn toàn phụ thuộc vào việc cứu chữa ngay từ đầu, bôi thuốc gì…

Bị bỏng bô xe máy có nguy hiểm không?

Bỏng bô xe máy là hiện tượng da bị nhiệt của ống bô làm cho tổn thương. Bỏng bô xe máy tuy không nguy hiểm nhưng có thể gây đau đớn, dễ để lại sẹo lâu ngày, ảnh hưởng tới thẩm mỹ của khu vực bị bỏng.

Vị trí dễ bỏng bô nhất ở ở phần bắp chân. Chỉ cần vô tình chạm vào ống bô xe máy khi đang nóng là sẽ bị bỏng.

Vết sẹo bỏng bô xe máy

Vết sẹo bỏng bô xe máy

Làm gì khi bị bỏng bô xe máy?

Cũng như các tình huống bị bỏng do nhiệt khác, nếu bị bỏng bô thì cần nhanh chóng ngâm phần bị bỏng vào nước lạnh ít nhất 20-30 phút. Lưu ý, không ngâm phần bị bỏng này vào nước bẩn mà tốt nhất là dùng nước lọc trong chai, nước đun sôi để nguội hoặc nước máy, nước giếng…

Nếu ở gần hiệu thuốc tây, ngay lập tức mua 1 lọ xịt bọt chống bỏng (thường là Pethanol) xịt phủ lên vết thương để xoa dịu nhiệt và chống phồng rộp.

Sau khi ngâm phần bị bỏng để làm nguội và dịu vết thương, cần dùng băng sạch để băng ép tránh bị phồng rộp.

Nếu xử trí chậm khiến vết bỏng đã bị phồng nước thì việc đầu tiên là phải sát khuẩn bằng bông tẩm nước muối sinh lý lau nhẹ vùng da phồng, tránh lau mạnh sẽ làm giập dễ nhiễm khuẩn, rồi dùng băng vô khuẩn băng nhẹ để giữ da nơi phồng không bị trợt loét, vì nếu trợt loét vi khuẩn sẽ xâm nhập và gây nhiễm khuẩn.

không chọc vỡ các nốt phồng, nếu nốt phồng nước vỡ cần lau rửa và dùng băng gạc vô khuẩn để bảo vệ da cho đến khi lành hẳn. Nếu nước chảy ra từ chỗ phồng có mùi hôi, vết phồng bất thường (đau, đỏ, lan rộng, lâu lành da…) hoặc bỏng sâu sẽ gây hoại tử phần mô mềm thì dễ nhiễm khuẩn, cần đi khám ở cơ sở y tế để được xử trí đúng cách và dùng kháng sinh chống nhiễm khuẩn theo chỉ định của bác sĩ.

Nếu chăm sóc tốt thì 1 thời gian vết sẹo sẽ mờ

Nếu chăm sóc tốt thì 1 thời gian vết sẹo sẽ mờ

Bị bỏng bô xe máy bao lâu thì khỏi?

Tùy theo tình trạng bỏng và cách xử trí ban đầu, vết thương sẽ có thời gian khỏi lâu hay mau.

Nếu bỏng nông (độ 1), diện bỏng nhỏ nốt phồng sẽ tự xẹp và khỏi sau vài ngày và không để lại sẹo.

Đối với các vết bỏng nặng hơn, thời gian điều trị thường kéo dài. Có trường hợp phải đến 3-4 tuần mới khỏi.

Khi bị bỏng ống bô xe không nên tự điều trị bằng các thuốc tự có hay bằng các kinh nghiệm dân gian như đổ nước mắm, bôi kem đánh răng… mà cần phải được bác sĩ xác định tổn thương bỏng nông hay sâu để có phương pháp điều trị thích hợp.

Cho dù diện tích bỏng hẹp, ít ảnh hưởng đến tính mạng nhưng nếu điều trị không tốt có thể làm quá trình liền vết thương chậm, ảnh hưởng đến sinh hoạt và để lại di chứng đặc biệt về thẩm mỹ.

Xem clip hướng dẫn xử trí bỏng bô xe máy

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button