Làm cha mẹ

Bé sơ sinh bị tiêu chảy phải là sao?

Bé sơ sinh đi ngoài nhiều, bà mẹ cần chú ý phân biệt giữa hiện tượng sinh lý bình thường và bị tiêu chảy.

Cho con bú sữa mẹ, hạn chế được bệnh tiêu chảy

Sữa mẹ là nguồn thức ăn thiên nhiên của trẻ. Tất cả các thành phần prôtêin, vitamin và các khoáng chất trong sữa mẹ rất thích hợp cho nhu cầu sinh trưởng và phát triển của bé.

Trong sữa mẹ có đặc tính chống dị ứng và chống cảm nhiễm, có thể nâng cao sức miễn dịch cho trẻ, giảm bớt những chứng bệnh dị ứng do các thức ăn mới lạ sau khi cai sữa cho trẻ.

Sữa mẹ có thể phân chia ra thành sữa ban đầu, sữa quá độ và sữa đã thành thục. Mà trong sữa ban đầu của người mẹ có khả năng chống virut sinh bệnh viêm chất xám ở tủy sống, chống các virut sống, có thể trung hòa vacxin phòng dịch trong cơ thể. Trong sữa mẹ còn có một số kháng thể vi khuẩn đường ruột thường thấy.

Những trẻ nuôi bộ, tỷ lệ tử vong sau khi mắc bệnh tiêu chảy cao hơn so với những trẻ được nuôi bằng sữa mẹ. Nếu trong thời gian bị tiêu chảy vẫn tiếp tục được nuôi bằng sữa mẹ có thể rút ngắn được bệnh tình.

Qua đó, cho ta thấy tính chất quan trọng và tất yếu của việc nuôi con bằng sữa mẹ.

Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy cần được chăm sóc kỹ

Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy cần được chăm sóc kỹ

Bé bị tiêu chảy phải làm thế nào?

Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy do nhiều nguyên nhân, có thể do trẻ rối loạn tiêu hóa hoặc nhiễm khuẩn đường ruột, kém hấp thu dưỡng chất, bị dị ứng thức ăn, dị ứng với sữa hoặc bà mẹ sử dụng quá nhiều thức ăn hoặc thuốc có tính chất nhuận tràng trong giai đoạn cho trẻ bú,…

Đối với trẻ lớn hoặc người trưởng thành, bình thường ngày đi ngoài một lần và nếu đi ngoài phân lỏng từ 3 lần trở lên trong một ngày có thể đã bị tiêu chảy Tuy nhiên, đối với trẻ nhỏ, đặc biệt ở trẻ sơ sinh, đang bú mẹ thì không phải vậy.

Với trẻ đang bú mẹ, không ăn thêm thức ăn nào khác, chăm sóc trẻ đúng cách mà một ngày đi 3-5 lần, phân đôi khi có nước, phân hoa cà, hoa cải…, nếu trẻ không sốt, bú, ngủ bình thường, thì không có gì đáng lo, đây chỉ là hiện tượng sinh lý bình thường ở trẻ bú mẹ.

Biểu hiện khi trẻ bị bị tiêu chảy bao gồm: Đi ngoài nhiều lần liên tục, bú kém, khóc nhiều do đau bụng,… Tính chất phân cũng khác như: Phân lỏng, nhiều nước hơn, thậm chí phân có thể màu xanh, phân có nhày, có máu. Trẻ có thể sốt, nôn,… Nếu không được điều trị kịp thời thì bệnh tiêu chảy ở trẻ sẽ diễn biến rất nhanh. Đặc biệt là tình trạng mất nước sẽ dẫn đến suy thận, suy hô hấp và trẻ có thể tử vong.

Do đó ngay khi thấy trẻ có dấu hiệu: Đi ngoài liên tục; Trẻ khóc vì đau khi bạn sờ nắn bụng; Trẻ có biểu hiện uể oải, kém bú, mệt mỏi… thì cha mẹ cần đưa ngay trẻ đến cơ sở y tế chuyên khoa Nhi để được khám, chẩn đoán chính xác nguyên nhân và điều trị kịp thời. Cha mẹ tuyệt đối không được tự ý cho trẻ dùng thuốc điều trị tiêu chảy hoặc uống men tiêu hóa mà không có sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Để phòng bệnh tiêu chảy cho trẻ sơ sinh, ngay từ khi mang thai người mẹ cần được chăm sóc thai sản tốt, vì đó là tiền đề sức khỏe cho trẻ sơ sinh, đặc biệt là hạn chế được các nhiễm khuẩn trong giai đoạn chu sinh; Cho trẻ sơ sinh bú mẹ ngay trong vòng 1 giờ sau sinh, bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và kéo dài đến 24 tháng tuổi.

Vì sữa mẹ cung cấp cho trẻ nguồn dinh dưỡng đầy đủ và hợp lý nhất, giúp cho sự phát triển và hệ miễn dịch của trẻ được toàn diện, giúp trẻ sơ sinh phòng chống bệnh và phòng chống mất nước khi bị bệnh tiêu chảy. Trẻ được bú mẹ sẽ ít mắc bệnh tiêu chảy và tỷ lệ tử vong thấp hơn so với trẻ không được bú mẹ, hoặc không được bú mẹ hoàn toàn; Thực hiện vệ sinh trong chăm sóc, ăn uống cho trẻ và người mẹ đúng cách, đảm bảo vệ sinh theo hướng dẫn của cán bộ y tế…

Nói cách khác, bạn cần giữ vệ sinh cho bé trong cả ăn uống và sinh hoạt, cho bé bú sữa mẹ và có chế độ đinh dưỡng hợp lý. Khi có dấu hiệu bất thường ở đường tiêu hóa của trẻ, hãy đưa bé đi gặp bác sĩ để được thăm khám và tư vấn.

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button