Làm cha mẹ

Bé 1 tuổi bị nghẹn khi ăn trưa, mẹ ngã quỵ khi bác sĩ nói “không qua khỏi”: Giá mà mẹ sơ cứu đúng thì đã khác

Em mới đọc được trường hợp bé 1 tuổi qua đời vì hóc dị vật trên báo các mẹ ạ. Quan trọng hơn, em bé qua đời chỉ vì mẹ không biết cách sơ cứu nên làm chậm trễ thời gian. Em đang nghĩ mình có nên đi học một lớp sơ cứu không chứ con nít ăn uống là dễ hóc lắm. Nếu mà vì sự thiếu hiểu biết của mình mà khiến con bỏ mạng thì em không sống nổi mất.

Bé 1 tuổi qua đời vì hóc dị vật, mẹ khóc ngất ‘mẹ đã giết con rồi’

BS. Huang Gehuang (BV Nhi – ĐH Fudan ở Quảng Châu, Trung Quốc) đã chia sẻ câu chuyện vô cùng đau lòng về trường hợp em bé 1 tuổi qua đời trong đau đớn. Ngày 20/5/2019, người mẹ ở vùng ngoại ô Thượng Hải chuẩn bị đồ ăn trưa cho đứa con 1 tuổi với cà rốt và ngô.

Thế nhưng khi đang ăn vui vẻ, đứa trẻ đột nhiên ho và mặt tím tái dần. Người mẹ vội vàng chạy tới lấy hết thức ăn trong miệng con và vỗ lưng cho bé. Thế nhưng bé không đỡ, người còn mềm nhũn ra nên người mẹ vội vàng gọi chồng và đưa con đi cấp cứu.

1

Nửa tiếng sau, đứa trẻ được đưa tới bệnh viện địa phương trong tình trạng không còn ý thức, nhịp tim yếu ớt. Ảnh: Internet

Nửa tiếng sau, đứa bé tới bệnh viện trong tình trạng không còn ý thức, nhịp tim yếu ớt. Ngay lập tức bác sĩ tiến hành hồi sức tim phổi, đặt nội khí quản và sơ cứu. Thế nhưng tình hình vẫn không tốt hơn. Bác sĩ ở bệnh viện địa phương thông báo bé nghẹn thức ăn quá lâu nên rất khó đảm bảo được tính mạng và yêu cầu chuyển lên tuyến trên.

3h sáng ngày 21/5 đứa bé tới bệnh viện Nhi đồng và được đưa vào phòng cấp cứu. Tuy nhiên, nhịp tim của bé quá yếu ớt và rồi cuối cùng cũng thành 1 đường thẳng sau ít phút, mặc kệ sự nỗ lực của các bác sĩ.

BS. Huang vô cùng đau lòng thông báo: Nguyên nhân khiến em bé 1 tuổi qua đời khi ăn là vì bị ngạt, tắc nghẽn phổi dẫn tới suy hô hấp, bị bệnh não do thiếu máu não cục bộ, thiếu oxy não, nhiễm toan chuyển hóa… Đau lòng hơn, khi bác sĩ thông báo bé đã qua đời, mẹ của bé đã ngã khụy vừa khóc vừa nói: ‘Mẹ đã gi.ết con rồi’. Điều này khiến các bác sĩ cũng rớt nước mắt. Bác sĩ Huang thậm chí còn nghĩ ‘giá như cha mẹ em biết cách sơ cứu thì đã không có chuyện thương tâm như vậy’.

2

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Theo BS. Huang, dị vật đường thở rất dễ gặp ở trẻ nhỏ. Vì vậy cha mẹ cần nắm rõ nguyên tắc 4 phút vàng trong sơ cứu bé, nếu bỏ lỡ 4 phút này thì đứa trẻ sẽ có nguy cơ qua đời cao. Trong trường hợp này, vì thời gian từ nhà tới bệnh viện quá lâu nên gia đình đã bỏ qua 4 phút này khiến cơ hội cấp cứu giảm xuống thấp. Đó là lý do vì sao mà BS. Huang nhấn mạnh các bậc phụ huynh cần có kiến thức sơ cứu tại nhà để phòng ngừa tai nạn bất ngờ xảy ra.

Sơ cứu trẻ bị hóc dị vật thế nào?

Theo ông Đoàn Đại Dương (Trưởng ban chăm sóc sức khỏe của Hội chữ thập đỏ Hà Nội) cho biết: Khi trẻ bị hóc dị vật, nếu cha mẹ không biết cách xử lý thì dễ khiến bé mất mạng. Vì vậy, khi thấy con trẻ bị hóc cha mẹ cần xử lý như sau:

+ Vỗ lưng: Cho bé nằm sấp lên cánh tay trái của người sơ cứu, đầu hướng xuống đất rồi dùng tay phải vỗ mạnh 5 cái vào lưng bé. Sau đó, lật bé từ tay trái qua tay phải của người sơ cứu để xem dị vật đã bong ra chưa, nếu chưa thì tiến hành phương pháp ép ngực.

+ Ép ngực: Dùng 2 ngón tay ấn vào vùng thượng vị của bé và ấn mạnh 5 cái theo chiều từ trên xuống dưới để tạo áp lực ép dị vật ra. Nếu chưa thấy dị vật văng ra thì tiến hành lặp lại cho tới khi xe cấp cứu tới.

Với trẻ trên 2 tuổi thì các mẹ có thể áp dụng phương pháp Heimlich:

+ Nếu trẻ tỉnh thì để bé đứng hoặc ngồi trên ghế dựa. Sau đó, mẹ đứng phía sau dùng tay choàng lên phía trước chỗ ngang thắt lưng bé rồi nắm 1 tay thành nắm đấm, tay kia chồng lên và giật mạnh 5 cái liên tiếp. nếu dị vật chưa bong ra thì mẹ lặp lại.

+ Nếu bé hôn mê thì mẹ để bé nằm ngửa rồi tiến hành hà hơi thổi ngạt 2 cái. Tiếp theo, mẹ quỳ gối ở 2 bên đùi trẻ. Sau đó, mẹ nắm 2 bàn tay thành nắm đấm rồi bất ngờ ấn xuống xương ức của bé 5 cái liên tiếp. Nếu dị vật chưa ra thì mẹ tiếp tục lặp lại động tác hà hơi rồi giật mạnh tới khi xe cấp cứu đến.

Nguồn: Tổng hợp

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button