7 loại rau quả dễ bị "tắm" hóa chất bạn nên tránh
Dưới đây là các loại rau quả dễ bị "tắm" hóa chất, bạn nên hạn chế mua nếu không biết rõ nguồn gốc xuất xứ...
![]() |
Dưa chuột, đậu đỗ đứng đầu bảng trong các loại rau |
Các loại rau quả dễ "dính" hóa chất độc hại:
1. Đậu đỗ
Đậu đỗ là một loại thực phẩm được nhiều người ưa chuộng vào mùa hè nhờ vị thanh mát, dễ chế biến. Tuy nhiên, đậu đỗ cũng được xếp vào nhóm những loại rau quả bị phun nhiều thuốc trừ sâu nhất, không nên ăn nhiều vào mùa hè. Từ khi khai hoa, kết trái người trồng bắt đầu phun thuốc, vài ngày lại phun một lần. Vì vậy, lượng thuốc trừ sâu sẽ không kịp phân giải hết và có thể ngấm vào bên trong qua lớp vỏ rất mỏng của quả. Khi người tiêu dùng mua về, dù có ngâm, rửa kỹ thì cũng chỉ hạn chế được phần nào độc tố chứ không loại trừ hết được. Do đó, nếu không đảm bảo về nguồn gốc đậu đỗ bạn không nên ăn nhiều loại thực phẩm này trong mùa hè.
2. Dưa chuột
Tương tự như đậu đỗ, dưa chuột rất phổ biến vào mùa hè, có tác dụng thanh nhiệt hiệu quả. Tuy nhiên, đây cũng là loại thực phẩm thường xuyên bị dùng các loại thuốc kích thích, thuốc trừ sâu ngay từ khi mới bắt đầu mọc lên. Thậm chí, dù đã ngâm rửa kỹ càng, nhiều người vẫn bị ngộ độc dưa chuột, đau bụng sau khi ăn. Do đó, bạn nên chú ý khi mua dưa chuột vào mùa hè.
3. Giá đỗ
Giá đỗ được đánh giá là một loại rau có tính mát, chứa khá nhiều chất dinh dưỡng, ngon và được nhiều người ưa chuộng để chế biến món ăn. Nếu loại rau này được làm bằng cách ngâm - ủ truyền thống thì rất sạch sẽ. Tuy nhiên, bây giờ những người làm giá đỗ đã sử dụng một số loại thuốc kích thích, urê để cho nó vươn tốt hơn, năng suất cao nên rất độc khi ăn giá đỗ. Nhiều người ăn giá đỗ xong thì thấy có triệu trứng đau bụng ngay sau đó. Bạn nên học cách tự làm giá đỗ ở nhà để ăn hoặc mua ở những địa chỉ uy tín.
4. Cà chua ương
Thực chất trong cà chua có chứa loại độc tố là tomatidihe. Tuy nhiên khi cà chua chín đỏ, hàm lượng tomatidine chỉ còn rất nhỏ, bởi trong quá trình cà chua chín đỏ (chín cây hoặc chín dấm) thì độc tố này chuyển hoá thành chất không độc. Nhưng với cà chua ương ương (nhất là cà chua xanh) thì hàm lượng tomatidine rất cao, có thể lên tới 58mg/100g cà chua xanh. Do đó, ăn cà chua chưa chin có thể bị ngộ độc, xuất hiện các triệu chứng như váng đầu, lợm giọng, buồn nôn, trường hợp nặng nếu không cấp cứu rửa ruột, giải độc kịp thời có thể nguy hiểm tới tính mạng.
5. Khổ qua (mướp đắng)
Khổ qua rất dễ bị sâu nên người trồng thường sử dụng hóa chất để hạn chế sâu bọ. Khi mua, tốt nhất bạn nên tìm những quả nhỏ, dài, trên thân có nhiều sớ gân nhỏ li ti. Khổ qua to, màu xanh đậm, mướt, thân phình nhưng sớ gân bóng loáng là những quả lạm dụng hóa chất làm tươi.
6. Rau muống
Rau muống là loại rau dễ bị nhiễm hóa chất nhất. Khi dùng quá nhiều đạm hoặc phân bón lá thì thân rau thường to hơn bình thường, rau giòn, lá màu xanh đen. Khi luộc rau, nước luộc khi nóng có màu xanh nhạt, khi nguội nước biến thành màu xanh đen và có vẩn kết tủa đen. Những loại rau này khi ăn có mùi hắc và có vị chát.
Vì vậy, khi chọn mua bạn không nên chọn rau muống có lá và thân to bất thường, rau vươn quá dài, cọng quá to, bẻ thấy giòn, lá xanh sẫm. Thay vào đó bạn nên chọn rau ngọn nhỏ, nhìn hơi cứng nhưng ăn lại rất giòn, ngon và an toàn. Mặt khác, khi ngắt cuống thấy có nhựa loang giữa 2 phần thân.
7. Rau ngót
Nên chọn rau ngót có lá mỏng nhưng cứng. Tuyệt đối không nên mua lá rau ngót dày mềm, hoặc lá xoăn lại, bất thường.
Tránh mua rau có màu xanh sẫm, lá quá non, không có lá nào bị sâu đục lá.
Với rau ngót tươi ngon, khi nấu canh, màu nước xanh nhạt và trong, không có màu sắc bất thường. Nếu nước canh rau ngót trở thành màu đen hoặc bị vẩn đục, có nhiều nhớt, nổi váng xung quanh thành nồi thì tuyệt đối không nên ăn vì đó là rau ngót dư thuốc trừ sâu.
Khi chế biến, nếu có vị ngai ngái, quá nồng xen lẫn mùi hắc thì đấy là rau ngót đã bị nhiễm chất độc hại, tuyệt đối không được sử dụng.
Trong không khí có loại bụi này, hạn chế cho trẻ em, bà bầu tiếp xúc ngay
Những hải sản tầng đáy biển Miền Trung tuyệt đối không nên ăn
Trời Hà Nội mịt mù ô nhiễm: Bạn có thể làm gì?
Bệnh viện nào chuyên về gan, địa chỉ khám bệnh gan tốt nhất
Alpha Choay là thuốc gì, có tác dụng phụ không, khuyến cáo khi dùng
Trị mụn bằng kem đánh răng có hại không, lưu ý gì khi bị mụn trứng cá?
Chảy máu mũi ở trẻ em: Nguyên nhân, cảnh báo cần lưu ý
Giá khám tại Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương mới nhất
Các mẹ hãy thận trọng với quả bom này trong nhà tắm...
Uống thuốc trước khi ăn hay sau khi ăn mới không gây hại
Bị kiến ba khoang đốt bao lâu thì khỏi, bôi thuốc gì, kiêng gì?
Bị bỏng bô bao lâu thì khỏi, cách chữa không để lại sẹo
-
Trong không khí có loại bụi này, hạn chế cho trẻ em, bà bầu tiếp xúc ngay
-
Cách xem số điện thoại của mình đơn giản nhất
-
Tích đức và hưởng phúc báo trọn đời theo lời Phật dạy
-
Ý nghĩa biển số xe máy, ô tô và quan niệm về biển đẹp, biển xấu
-
Chữa khỏi viêm họng, khản tiếng chỉ với loại lá này...
-
Nên để nhiệt độ điều hoà bao nhiêu thì an toàn mà tiết kiệm điện?