Cần biết

12 Bà Mụ là những ai?

Khi đứa trẻ đầy tháng, bố mẹ thường tổ chức lễ cúng 12 Bà Mụ. Vậy 12 Bà Mụ gồm những ai?

Sự tích 12 Bà Mụ

Theo tập tục, khi đứa trẻ chào đời được 1 tháng, gia đình thường làm một bữa tiệc gọi là Đoàn du phạn (bữa cơm tròn đầy) để cúng các bà mụ. Vì theo quan niệm cuả người xưa, đứa bé hay ăn, chóng lớn, biết nói, biết cười là do 12 bà mụ đã dày công dạy dỗ. Do dó, phải thiết lễ để cúng tạ các bà mụ.

Mâm cúng đầy tháng

Mâm cúng đầy tháng của một gia đình

Theo tín ngưỡng dân gian người Việt thì đứa trẻ được sinh ra là do các vị Đại Tiên (Bà chúa Đầu thai) và Tiên Mụ mà trực tiếp là 12 bộ Tiên Nương (12 bà Mụ) nặn ra ban cho. 12 bà Mụ trong sinh nở giáo dưỡng, bao gồm:

1. Mụ bà Trần Tứ Nương coi việc sinh đẻ (chú sinh);

2. Mụ bà Vạn Tứ Nương coi việc thai nghén (chú thai);

3. Mụ bà Lâm Cửu Nương coi việc thụ thai (thủ thai);

4. Mụ bà Lưu Thất Nương coi việc nặn hình hài nam, nữ cho đứa bé (chú nam nữ);

5. Mụ bà Lâm Nhất Nương coi việc chăm sóc bào thai (an thai);

6. Mụ bà Lý Đại Nương coi việc chuyển dạ (chuyển sinh);

7. Mụ bà Hứa Đại Nương coi việc khai hoa nở nhụy (hộ sản);

8. Mụ bà Cao Tứ Nương coi việc ở cữ (dưỡng sinh);

9. Mụ bà Tăng Ngũ Nương coi việc chăm sóc trẻ sơ sinh (bảo tống);

10. Mụ bà Mã Ngũ Nương coi việc ẵm bồng con trẻ (tống tử);

11. Mụ bà Trúc Ngũ Nương coi việc giữ trẻ (bảo tử);

12. Mụ bà Nguyễn Tam Nương coi việc chứng kiến và giám sát việc sinh đẻ (giám sinh).

Có giả thuyết nói rằng, 12 bà Mụ chính là 12 địa chi: Tí, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tị, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi.

Theo dân gian, đứa trẻ được sinh ra là do 12 Bà Mụ nặn. Việc làm lễ cúng 12 Bà Mụ thể hiện sự biết ơn đối với với Bà Mụ này, cũng là thể hiện mong ước của bố mẹ đối với thế hệ nối tiếp được bình an, mạnh khỏe, thông minh.

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button